Phẫu thuật đảo gốc động mạch cho trẻ 14 ngày tuổi

Các bác sỹ Khoa Phẫu thuật Tim mạch trẻ em, Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 14 ngày tuổi mắc dị tật đảo gốc động mạch - một khuyết tật tim hiếm gặp.

Mới được 14 ngày tuổi, nhưng một em bé sẽ phải thực hiện một ca đại phẫu thuật đảo gốc động mạch và bít lỗ thông liên thất. Bệnh nhi được phát hiện mắc bệnh khi còn ở trong bụng mẹ và đã được quản lý thai sản tại bệnh viện E. Ngay sau khi sinh, bệnh nhi đã được chuyển lên khoa phẫu thuật tim mạch trẻ em để theo dõi và phẫu thuật.

Phẫu thuật đảo gốc động mạch thường được thực hiện ngay trong tuần đầu tiên sau sinh.  Đây là ca phẫu thuật cực kỳ khó khăn và phải yêu cầu bác sĩ có tay nghề cao vì trẻ còn quá nhỏ cả về cân nặng lẫn ngày tuổi.

TS.BS Đỗ Anh Tiến, Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch trẻ em, Bệnh viện E, cho biết: "Bây giờ phải mổ chuyển lại những cái bất thường. Đối với bệnh đảo gốc động mạch, thông thường sẽ phải mổ chỉ mổ sớm, 1-2 tuần mới xong vấn đề. Nếu để lâu sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy và suy tim".

Trước đây, với căn bệnh này, bệnh nhi chỉ được phẫu thuật khi tròn 1 tuổi và đủ 10kg, và phương pháp phẫu thuật sẽ là cưa đường xương ức khoảng 10-15cm tiềm ẩn nhiều nguy cơ như mất máu, kéo dài thời gian phục hổi và để lại một đường sẹo dài trên lồng ngực gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý của trẻ.

TS.BS Đỗ Anh Tiến, Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch trẻ em, Bệnh viện E, chia sẻ thêm: "Khi mổ cho một đứa trẻ mới chỉ ra đời còn non nớt sẽ có rất nhiều nguy cơ rủi ro. Cơ thể, sức đề kháng còn yếu và quả tim rất nhỏ. Chúng tôi phải thực hiện thao tác rất nhiều. Có những mạch máu phải trồng lại động mạch vành 1mm. Trước kia, tỷ lệ biến chứng cũng như tử vong rất cao. Tuy nhiên bây giờ, với tiến bộ của gây mê hồi sức và chạy máy hỗ trợ tuần hoàn cơ thể cũng như trình độ kỹ thuật viên tăng cao, tỷ lệ các cháu phẫu thuật xong và sống như người bình thường rất lớn".

Sau hai tuần phẫu thuật, bệnh nhân đã ổn định và được ra viện. Các bác sĩ cho biết, đảo gốc động mạch là bệnh lý tim bẩm sinh và không rõ nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên, ngày nay, nhờ các trang thiết bị hiện đại nên có thể phát hiện khi thai được 14 tuần tuổi.

Các bác sĩ khuyến cáo các thai phụ cần phải thăm khám thai kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ sản khoa để phát hiện sớm, theo dõi định kỳ và quản lý trẻ ngay sau sinh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trung tâm Thông tin - Truyền thông thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức Chương trình Giao lưu điển hình tiên tiến với chủ đề “Vinh quang đảng viên khoác áo blouse trắng”.

Hà Nội đã hoàn thành tiêm phòng sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi và tiêm phòng bổ sung sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi đạt 98%, vượt kế hoạch đề ra.

Hà Nội đang đối mặt với diễn biến phức tạp của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sởi và tay chân miệng.

Nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tiếp nhận các bệnh nhân mắc sởi là người lớn, trong đó nhiều người biến chứng nặng.

Người cao tuổi sau tai nạn trong sinh hoạt hoặc tai nạn giao thông làm vỡ khớp háng và khớp gối. Nếu không điều trị sẽ khiến cho người bệnh bị tàn phế suốt đời.

Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) đã tiếp nhận 6 trường hợp ngộ độc rượu methanol trong tình trạng nguy kịch, sau khi những người này cùng đi du lịch tại Ninh Thuận.