Tăng mạnh ca nhiễm ký sinh trùng từ thú cưng

Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) gần đây tiếp nhận nhiều bệnh nhân có bệnh lý ký sinh trùng lây nhiễm từ thú cưng.

Năm 2024, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ tiếp nhận gần 30.000 trường hợp nhiễm giun đũa chó mèo, gấp đôi so với năm 2023 (15.527 ca).

Một bệnh nhi nhập viện này trong tình trạng đau bụng kéo dài cả tuần mà không đỡ. Sau khi chụp chiếu và làm các xét nghiệm chẩn đoán, các bác sĩ kết luận bệnh nhân bị nhiễm giun và sán chó.

Theo các chuyên gia y tế, một số bệnh từ chó, mèo có thể lây sang con người, đặc biệt là trẻ nhỏ nếu tiếp xúc gần mà không có biện pháp phòng tránh. Các bệnh thường gặp có thể kể đến như bệnh dại, nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn từ nước bọt, lông động vật gây dị ứng, hen suyễn…

Nhiễm giun là bệnh ký sinh trùng ở vật nuôi thường gặp nhất. Chúng ta có thể bị lây nhiễm giun móc, giun đũa từ vật nuôi (chó, mèo) nếu thường xuyên tiếp xúc với đất, cát ô nhiễm bởi phân chó, mèo có ấu trùng. Thông qua việc tiếp xúc, ấu trùng giun móc dễ dàng đi qua da và xâm nhập cơ thể. Ngoài ra, chúng ta có thể lây nhiễm do ăn hoặc uống phải trứng giun đũa. Ấu trùng giun tồn tại vài tuần hoặc hàng tháng nên tỷ lệ mắc bệnh là rất lớn.

Sán là loại ký sinh trùng trong ruột non của vật nuôi như chó, mèo. Các đốt sán già thường theo phân hoặc bò ra ngoài qua đường hậu môn. Lúc này, trứng sán sẽ phát tán ra bên ngoài và bám vào vùng lông hoặc da quanh hậu môn. Sán chó có thể xâm nhập vào cơ thể con người khi vô tình nuốt phải trứng sán trong lúc chơi đùa với vật nuôi hoặc khi hôn hít chúng. Khi vào cơ thể người, trứng sán sẽ phát triển thành nang sán. Khi các nang sán này vỡ ra, hàng triệu đầu sán non sẽ di chuyển đến khắp các cơ quan trong trong cơ thể qua đường máu.

Nhiều gia đình cho rằng việc nuôi chó mèo trong nhà, không cho ra đường thì khó có thể nhiễm giun sán, đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Nhiều mẫu xét nghiệm phân thú cưng được nuôi trong nhà nhưng vẫn nhiễm sán. Các chuyên gia khuyến cáo, người dân cần ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để phòng bệnh hiệu quả.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đồng hành với bác sĩ trong điều trị mỗi ca bệnh luôn có sự đóng góp của điều dưỡng viên. Đặc biệt, đối với bệnh nhân ung thư phải điều trị dài ngày, thậm chí nhiều năm thì những người điều dưỡng còn trở thành người thân của họ.

Một ô tô chở khoảng 24 người từ TP.HCM đi Bảo Lộc hành hương đã tông vào xe tải khi di chuyển qua Đồng Nai, khiến ít nhất bốn người bị thương nặng đang được chuyển về Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu.

Có những người thầy thuốc không chờ bệnh nhân đến với mình mà họ lên đường đi tìm sự sống cho người khác. Đó là những người làm công tác cấp cứu ngoại viện - những người trực chiến 24/7.

Các bác sĩ Khoa Phẫu thuật Cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa nắn chỉnh thành công cho trẻ 14 tuổi bị gù vẹo cột sống nặng nhờ hệ thống O-arm kết hợp định vị Navigation và giám sát thần kinh trong khi mổ.

Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các địa phương và lãnh đạo các bệnh viện trên toàn quốc yêu cầu tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.

Vaccine điều trị ung thư mRNA của Nga với cơ chế hoạt động đặc biệt, một trong những thành tựu khoa học đột phá sẽ sớm có mặt tại Việt Nam, theo thỏa thuận vừa được ký kết giữa Công ty Vaccine Việt Nam (VNVC) và Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF).