Việt Nam có 24.000 ca mắc ung thư phổi mỗi năm

Việt Nam ghi nhận khoảng 24.000 ca mắc ung thư phổi mỗi năm, trong đó 75% người bệnh được phát hiện ở giai đoạn muộn, khiến tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ đạt khoảng 14,8%.

Thông tin này được Bộ y tế đưa ra tại hội thảo “Triển khai chương trình sức khỏe phổi Việt Nam giai đoạn 2025-2027 – Tăng cường tiếp cận y tế toàn diện trong lĩnh vực sức khỏe phổi”, diễn ra vào sáng 26/3 tại Hà Nội.

Chương trình Sức khỏe Phổi Việt Nam giai đoạn 2025–2027 là một sáng kiến hợp tác công – tư, dựa trên ba nguyên tắc cốt lõi: tiếp cận toàn diện – lấy người dân làm trung tâm – ứng dụng khoa học công nghệ. Trong đó đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng, nâng cao năng lực cán bộ y tế tuyến cơ sở thông qua đào tạo, hướng dẫn lâm sàng và mô hình quản lý bệnh phổi, thúc đẩy tầm soát, chẩn đoán sớm, điều trị hiệu quả các bệnh phổi không lây nhiễm. Đặc biệt là ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn trong theo dõi và quản lý bệnh trong cộng đồng vì một hệ thống y tế bền vững.

Các mục tiêu quan trọng của chương trình gồm: phát hiện sớm 50% số người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, điều trị hiệu quả tại các cơ sở y tế; kiểm soát tốt trên 20% số người bệnh và phát hiện sớm 40% số ca ung thư phổi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trung tâm Thông tin - Truyền thông thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức Chương trình Giao lưu điển hình tiên tiến với chủ đề “Vinh quang đảng viên khoác áo blouse trắng”.

Hà Nội đã hoàn thành tiêm phòng sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi và tiêm phòng bổ sung sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi đạt 98%, vượt kế hoạch đề ra.

Hà Nội đang đối mặt với diễn biến phức tạp của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sởi và tay chân miệng.

Nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tiếp nhận các bệnh nhân mắc sởi là người lớn, trong đó nhiều người biến chứng nặng.

Người cao tuổi sau tai nạn trong sinh hoạt hoặc tai nạn giao thông làm vỡ khớp háng và khớp gối. Nếu không điều trị sẽ khiến cho người bệnh bị tàn phế suốt đời.

Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) đã tiếp nhận 6 trường hợp ngộ độc rượu methanol trong tình trạng nguy kịch, sau khi những người này cùng đi du lịch tại Ninh Thuận.