Bổ sung bệnh hiểm nghèo được lên thẳng cấp chuyên sâu
Từ đầu năm 2025, nếu mắc một trong 62 loại bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, bệnh cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao theo Thông tư 01/2025 của Bộ Y tế, người bệnh được lên thẳng cơ sở khám chữa bệnh cấp chuyên sâu điều trị mà không cần giấy chuyển tuyến, vẫn hưởng 100% BHYT.
Sau 3 tháng thực hiện, Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) sẽ rà soát để đưa vào danh mục một số bệnh "xứng đáng được vượt lên cấp cao hơn ngay từ đầu, bảo đảm người dân được chữa bệnh kịp thời". Ngoài ra, cũng có một số bệnh trong danh mục chưa phù hợp, cơ quan soạn thảo sẽ cân đối, điều chỉnh, mục tiêu là tránh quá tải hoặc dồn bệnh nhân lên tuyến trên, cũng như bảo đảm cân đối sử dụng Quỹ BHYT.


Một bộ phận người dân còn chủ quan trong phòng bệnh sốt xuất huyết, có bệnh nhưng không đi khám tại các cơ sở y tế dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Mặc dù COVID-19 được phân loại vào nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B, tuy nhiên Bộ Y tế vẫn yêu cầu các bệnh viện duy trì đầy đủ vật tư, trang thiết bị cũng như các phương án thu dung người bệnh.
Hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới Covid-19 nào đáng lo ngại, tuy nhiên ngành Y tế đang theo dõi sát sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đang lan nhanh tại một số nước châu Á và các bệnh viện luôn chuẩn bị để thích ứng với tình hình mới của dịch bệnh.
Các bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Ronald Reagan UCLA (thuộc Đại học California, Los Angeles, Mỹ) đã thực hiện thành công ca ghép bàng quang cho người đầu tiên trên thế giới.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội sáng 19/5 đã tổ chức giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết cũ tại xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã cắt băng khánh thành phòng truyền thống Y dược cổ truyền dân tộc tại lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.
0