Hôn mê, nguy kịch vì uống nước kiềm chữa bệnh

Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận nhiều bệnh nhân cấp cứu trong tình trạng hôn mê do sử dụng loại nước được giới thiệu là "nước kiềm" để chữa bệnh.

Điển hình là trường hợp bệnh nhân nữ 67 tuổi, phát hiện mắc bệnh tự miễn của tuyến giáp (Basedow) cách đây một tháng. Các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai đã kê đơn để bệnh nhân điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, thay vì tuân thủ phác đồ, bệnh nhân đã tự ý ngừng thuốc để uống nước kiềm theo hướng dẫn của một "thầy lang" trên Facebook.

Khi nhập viện, bệnh nhân trong tình trạng hôn mê GCS 6 điểm, thân nhiệt 40 độ C, tuyến giáp to độ 2. Kết quả xét nghiệm cho thấy, hormone giáp tăng cao, siêu âm phát hiện bướu giáp lan tỏa, điểm bão giáp theo thang điểm Burch & Wartofsky lên tới 95 điểm. Chẩn đoán hiện tại của bệnh nhân: cơn bão giáp - hôn mê - viêm phổi/Basedow - sử dụng nước kiềm.

Sau khi được điều trị bằng thuốc kháng giáp, kiểm soát nhịp tim, bù dịch và kháng sinh trong 3 ngày, bệnh nhân vẫn hôn mê, phải thở máy kiểm soát.

Bệnh nhân bị hôn mê, nguy hiểm tới tính mạng sau khi uống nước kiềm chữa bệnh.

Một ví dụ khác là trường hợp 3 bệnh nhân bị suy thận, đang phải chạy thận nhân tạo chu kỳ ở Bệnh viện Đa khoa Lai Châu, nhưng đã tự ý ngừng chạy thận, xuống Thanh Oai uống nước kiềm.

Theo phương pháp này, mỗi người uống 6 lít nước/ngày, nhịn ăn hoàn toàn trong 15-20 ngày. Tuy nhiên, các bệnh nhân này chỉ uống khoảng 2-3 ngày đã xuất hiện tình trạng khó thở, hôn mê phải nhập viện cấp cứu.

Tại Bệnh viện Bạch Mai, các bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn ý thức, suy hô hấp, tổn thương cơ tim nặng, phù phổi cấp do biến chứng quá tải dịch trên bệnh nền suy thận mạn. Các bệnh nhân được đặt nội khí quản, thở máy, lọc máu cấp cứu ngay khi tiếp nhận. Kết quả xét nghiệm lượng urê, kali và creatinin trong máu tăng rất cao.

Các chuyên gia, bác sĩ cho rằng, bệnh nhân đang điều trị không nên tự ý bỏ thuốc và sử dụng phương pháp phản khoa học bởi cách làm này khiến bệnh trở nặng, thậm chí bệnh nhân còn lâm vào tình trạng nguy kịch, có nguy cơ tử vong cao.

Việc uống quá nhiều nước bình thường như nước lọc hay nước đun sôi để nguội trong một ngày, kể cả ở người khỏe mạnh đã rất nguy hiểm, bởi có thể gây nguy hại cho cơ thể như: phù thũng, phù phổi, pha loãng máu, hạ natri máu, phù não, hôn mê, co giật và tử vong, chưa nói đến việc sử dụng lượng lớn nước kiềm mỗi ngày.

Môi trường dịch axít của dạ dày với pH 1,5-3,5 lúc bình thường đóng vai trò như hàng rào bảo vệ cơ thể, diệt bớt các vi trùng gây bệnh có trong thức ăn, nước uống trước khi chúng đi sâu xuống đường tiêu hóa. Việc uống quá nhiều nước làm độ axít của dịch dạ dày bị giảm do pha loãng, các vi trùng gây bệnh khi qua dạ dày không bị tiêu diệt, tiếp tục đi sâu xuống ruột và gây bệnh.

Uống nhiều nước kiềm ngoài việc gây thừa nước còn làm thay đổi pH của máu, dẫn đến nhiễm kiềm chuyển hóa. Khi uống nhiều nước kiềm, pH cơ thể bị tăng lên, gây rối loạn cảm giác, hôn mê, kali máu bị hạ dẫn tới loạn nhịp tim, liệt, thậm chí gây tử vong.

Theo TTXVN

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Liên quan đến thông tin được phản ánh trên báo chí về việc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định yêu cầu đóng đủ tiền thì mới cấp cứu cho cháu bé bị công nông cán qua người vào ngày 3/5. Cục quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế đã có công văn yêu cầu Sở Y tế tỉnh Nam Định xác minh làm rõ.

Trong những ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện thành công 6 ca ghép tạng từ nguồn tạng hiến của một người chết não.

Hiện nay, tình trạng vi phạm trong công bố, quảng cáo, buôn bán mỹ phẩm giả, hàng xách tay không rõ nguồn gốc đang ngày càng phổ biến, gây nguy cơ mất an toàn cho người tiêu dùng.

Bộ Y tế đề nghị gỡ nội dung quảng cáo hai sản phẩm: Dáng xuân Phục linh Gold và Best Slim Collagen có chứa chất cấm sibutramine tại các webiste, mạng xã hội.

Thủ tướng Chính phủ vừa ra Công điện số 55 về tăng cường phối hợp, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên quan đến sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.

Trong ba ngày nghỉ lễ, từ 30/4 - 2/5, cả nước có gần 7.000 lượt người đến khám cấp cứu và 30 ca tử vong liên quan đến tai nạn giao thông, theo Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế.