Nhiều người nhập viện vì uống 5-6 lít nước/ngày để chữa bệnh

Bệnh viện Bạch Mai gần đây liên tục tiếp nhận các ca ngộ độc, bệnh nhân khó thở, hôn mê bất tỉnh do uống loại nước được truyền bá có khả năng chữa bách bệnh.

Theo đó, một bệnh nhân 60 tuổi ở xã Tân Dân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, nhập viện trong tình trạng mệt lả, chân tay bủn rủn, nôn mửa nhiều ngày không dứt, nôn ra dịch dạ dày, dịch mật. Bệnh nhân được chuyển tuyến vào Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, với chẩn đoán ngộ độc nước kiềm, nhiễm kiềm chuyển hóa, hạ kali.

Trước đó, Bệnh viện Bạch Mai từng tiếp nhận chùm ca bệnh cũng dùng cách uống một loại nước được giới thiệu là "nước kiềm" để chữa bệnh. Ba bệnh nhân này bị suy thận đang phải chạy thận nhân tạo chu kỳ ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu, được giới thiệu về phương pháp chữa bệnh bằng cách uống nước, nên tự ngừng chạy thận, xuống huyện Thanh Oai, Hà Nội để uống nước. Các bệnh nhân này chỉ uống nước khoảng 2 - 3 ngày, bắt đầu xuất hiện tình trạng khó thở, hôn mê phải đưa đi cấp cứu.

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo: Việc nghe và thực hiện theo những pháp đồ điều trị, lời tuyên truyền thiếu cơ sở khoa học rất nguy hiểm, thậm chí dễ mất mạng. Khi nghi ngờ có bệnh cần đến thăm khám ở cơ sở y tế có đăng ký. Việc ăn uống cần đảm bảo đa dạng về thể loại, số lượng, thể tích phù hợp theo nhu cầu và tình trạng sức khỏe. Đặc biệt, không tùy tiện uống quá nhiều bất kỳ một loại nước nào đó để tránh gây nguy hiểm cho cơ thể.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hơn 11.000 hộp thực phẩm chức năng (trà, sữa hạt, viên uống...) của CTCP thảo dược Mộc Can được quảng cáo sai sự thật, thổi phồng công dụng như thuốc chữa bệnh.

Hơn 100 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại Trung tâm Bảo trợ xã hội số 3 Hà Nội vừa được khám tim miễn phí.

Bàn chân bẹt là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi do ở độ tuổi này lớp mỡ lòng bàn chân chưa tiêu hết, dáng đi còn đang hoàn thiện, việc đánh giá và can thiệp quá sớm có thể phản tác dụng.

254 ca mắc tay chân miệng đã được ghi nhận tại 28 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội trong tuần từ ngày 9-16/5,giảm 59 ca so với tuần trước.

Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường thanh, kiểm tra hoạt động khám chữa bệnh và thông tin, quảng cáo trong lĩnh vực y, dược cổ truyền.

Người bị xuất hiện ban xuất huyết hình sao hoặc mụn nước, kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa, đau đầu dữ dội, có thể là dấu hiệu của tăng áp lực nội sọ và cần được xử lý y tế khẩn cấp.