Phát hiện thuốc giả 'đội lốt' thuốc thật

Có bốn loại thuốc được làm giả theo danh mục mà Bộ Y tế đã cấp phép, điều này thực sự nguy hiểm với người sử dụng nếu như không được phát hiện kịp thời.

Cụ thể, bốn loại thuốc được làm giả là: Clorocid và Tetracyclin làm giả sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm TW3, đều là dạng viên nén đóng gói lọ nhựa 400 viên; Pharcoter làm giả sản phẩm của Công ty cổ phần dược phẩm TW1, đóng gói dạng lọ nhựa 400 viên nén; sản phẩm giả thuốc Neo-Codion do nhà sản xuất là Công ty Sophartex Pháp, dạng bào chế là viên nén bao đường, đóng gói hộp 2 vỉ x 10 viên.

Các loại sản phẩm còn lại là thuốc giả không nằm trong danh mục thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Đây hầu hết là các sản phẩm đông dược, có nhãn ghi mục đích sử dụng như thuốc chữa bệnh.

Thông tin từ Bộ Y tế cũng cho biết, hầu hết các sản phẩm thuốc được làm giả này có công dụng điều trị giảm đau cơ xương khớp. Trong đó từng có những sản phẩm thuốc giả được đơn vị này phát hiện có chứa thành phần thuốc giảm đau nhưng không được ghi trên nhãn.

Liên quan vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, việc sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài không được kiểm soát, sẽ gây những hệ quả khó lường.

Bác sĩ Nguyễn Thị Bích Ngọc, Trưởng Khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện E cho biết: "Hầu hết các thuốc chống viêm giảm đau thông thường hay cho corticoid – một loại giảm đau mạnh, trong đó mình không biết rõ được là loại gì, hàm lượng ra sao nên giai đoạn đầu người bệnh sử dụng sẽ cảm thấy rất thoải mái. Có thể uống xong, chỉ một lúc sau là thấy dễ chịu và những lần sau họ lại tiếp tục mua những thuốc ấy. Khi sử dụng lâu dài một thời gian, nó sẽ gây ra lệ thuộc vào thuốc cho bệnh nhân. Trong một số trường hợp, bệnh nhân bị chống chỉ định với thành phần giảm đau từ corticoid thì sẽ làm cho việc phối hợp điều trị giữa các bệnh trên cùng một bệnh nhân trở nên phức tạp và khó khăn hơn nhiều".

Các bác sĩ cho biết, hiện các bệnh lý cơ xương khớp đang rất phổ biến và được nhiều người dân quan tâm. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều mặt hàng thuốc, thực phẩm chức năng ra đời để hỗ trợ và điều trị bệnh lý này. Từ đó, hàng giả, hàng nhái cũng phổ biến hơn.

Vì vậy người dân khi có bệnh nên đi khám để được tư vấn, điều trị đúng, không tự ý mua các loại thuốc giảm đau bên ngoài về dùng để rồi lợi bất cập hại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong ba ngày nghỉ lễ, từ 30/4 - 2/5, cả nước có gần 7.000 lượt người đến khám cấp cứu và 30 ca tử vong liên quan đến tai nạn giao thông, theo Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế.

Các thầy thuốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã thực hiện thành công ca lấy - ghép đa tạng từ người hiến chết não, cứu sống ba người suy gan và suy thận trong hai ngày nghỉ 30/4-1/5.

Với những người mắc bệnh nặng, đã từng có lúc họ nghĩ rằng mình không thể sống nổi đến ngày mai. Vậy mà giờ đây, họ đang đi học, đi làm, và sống một cuộc đời trọn vẹn nhờ ghép tạng.

Phần lớn các quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng tràn lan trên mạng xã hội đều bị “thổi phồng” công dụng và sai sự thật, khiến người mua gánh chịu hậu quả nặng nề về sức khỏe.

Trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài năm ngày, các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tích cực triển khai phương án trực cấp cứu, đảm bảo sẵn sàng tiếp nhận và điều trị người bệnh; không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ các trường hợp cấp cứu.

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện tổ chức tốt cấp cứu, khám chữa bệnh, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ người bệnh dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, phân công thường trực cấp cứu ngoại viện, sẵn sàng, khẩn trương ứng phó khi có cấp cứu tai nạn hàng loạt, tai nạn giao thông nghiêm trọng.