37 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì

Bệnh viện Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh cho biết đã tiếp nhận 37 trường hợp nhập viện cấp cứu nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì, ngày 30/3.

Theo Bệnh viện Quận 11, ngày 29/3, bệnh viện liên tục tiếp nhận 37 trường hợp nhập viện với các biểu hiện đau bụng, nôn ói. Qua tìm hiểu, những trường hợp nhập viện này đều là học sinh Trường THCS Tân Túc (huyện Bình Chánh) ăn bánh mì vào buổi sáng cùng ngày trong chuyến du lịch tại Công viên Văn hoá Đầm Sen (quận 11).

Các bệnh nhân nhập viện được dùng kháng sinh, bù dịch và điều trị các triệu chứng. Hiện còn hai bệnh nhân đang nhập viện nội trú; 35 ca xử trí tại Khoa Cấp cứu được cấp toa và theo dõi tại nhà.

PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thực phẩm nghi gây ngộ độc là bánh mì mua ở quận 6. Cơ quan chức năng đã lấy mẫu kiểm nghiệm làm rõ nguyên nhân, đang chờ kết quả.

Các bệnh nhân cấp cứu tại Bệnh viện Quận 11. Ảnh: VnExpress.

Trước đó, trong hai ngày 26 và 27/3, một số học sinh hai trường thuộc Hệ thống giáo dục Tuệ Đức là Trường Tiểu học - THCS Tuệ Đức và Tiểu học - THCS Tâm Tuệ Đức (thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh) có biểu hiện đau bụng sau khi ăn trưa, bữa xế, bữa sáng tại trường, nghi ngờ do ngộ độc thực phẩm.

Theo báo cáo của nhà trường, trong ngày 26/3, Trường Tiểu học - THCS Tuệ Đức (đặt tại đường Lương Định Của, phường An Khánh, thành phố Thủ Đức) ghi nhận có 38 học sinh nghi ngộ độc thực phẩm. Cụ thể, có hai học sinh ở nhà và hai học sinh ở trường cùng biểu hiện nghi ngờ và 34 học sinh có một trong ba biểu hiện đau đầu, ói, tiêu chảy sau khi ăn tại trường. Món ăn nghi ngộ độc là trong bữa ăn trưa, ăn xế ngày 25/3 và sáng 26/3.

Cục An toàn thực phẩm đã ban hành công văn số 566/ATTP-NĐTT đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP.HCM tổ chức điều tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm để xác định rõ nguồn cung cấp nguyên liệu, thực phẩm cho cơ sở chế biến nghi ngờ gây ngộ độc; lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân.

Cơ quan chức năng tạm đình chỉ hoạt động cơ sở chế biến bữa ăn nghi ngờ gây ngộ độc thực phẩm; xử lý nghiêm các vi phạm quy định về an toàn thực phẩm (nếu có) và công khai kết quả để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng; tăng cường các biện pháp quản lý, đặc biệt trong các bếp ăn tập thể, các cơ sở cung cấp suất ăn để hạn chế nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.

Theo TTXVN

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội ghi nhận gần 200 trường hợp mắc sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca sởi của thành phố từ đầu năm 2025 đến nay là 1.250 ca.

Trung tâm Thông tin - Truyền thông thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức Chương trình Giao lưu điển hình tiên tiến với chủ đề “Vinh quang đảng viên khoác áo blouse trắng”.

Hà Nội đã hoàn thành tiêm phòng sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi và tiêm phòng bổ sung sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi đạt 98%, vượt kế hoạch đề ra.

Hà Nội đang đối mặt với diễn biến phức tạp của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sởi và tay chân miệng.

Nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tiếp nhận các bệnh nhân mắc sởi là người lớn, trong đó nhiều người biến chứng nặng.

Người cao tuổi sau tai nạn trong sinh hoạt hoặc tai nạn giao thông làm vỡ khớp háng và khớp gối. Nếu không điều trị sẽ khiến cho người bệnh bị tàn phế suốt đời.