Hồi sinh lá phổi xẹp cho nam bệnh nhân trẻ
Đây là hành trình đầy cảm xúc, thể hiện sự tài tình của ê-kip phẫu thuật và cả sự nỗ lực của người bệnh. Theo đó, nam kỹ sư bị di chứng hẹp phế quản gốc bên trái – một biến chứng nguy hiểm. Những cơn khó thở mỗi khi lên cầu thang và cả mỗi bước chân dường như đều là thử thách với anh.
Khi được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ chẩn đoán, đoạn phế quản bị hẹp lại dài và nằm ở bên trái, nơi có vị trí giải phẫu rất khó tiếp cận. Thêm vào đó, tổn thương phổi của bệnh nhân đã xẹp hoàn toàn và kéo dài, khiến việc giữ lại lá phổi trái trở nên cực kỳ khó khăn.

Với kinh nghiệm lâu năm và đã thực hiện hàng trăm ca phẫu thuật phổi, phế quản trước đó, các bác sĩ trong ê-kíp đã đưa ra quyết định táo bạo: phẫu thuật nội soi – một kỹ thuật ít xâm lấn, với mục đích thăm dò và đánh giá tổn thương một cách trực tiếp qua vết mổ nhỏ mà không cần phải cắt một vết mổ lớn.

Ngày 17/03/2025, ca phẫu thuật đã được tiến hành. Ê-kíp phẫu thuật gồm: Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Gia Khánh – Trưởng Khoa Phẫu thuật Lồng ngực – Mạch máu, Bệnh viện Bạch Mai – làm phẫu thuật viên chính; bác sĩ Nguyễn Toàn Thắng đảm nhiệm gây mê chính. Sau khi tiến hành cắt bỏ đoạn phế quản hẹp, quá trình đấu nối phế quản đã được thực hiện một cách tỉ mỉ và chính xác.
Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Gia Khánh cho biết, với những ca phẫu thuật khó như vậy, sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý giữa bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ gây mê là vô cùng quan trọng. Sự hiểu ý và tinh thần làm việc cùng nhau giữa các thành viên trong ê-kíp chính là yếu tố quyết định giúp ca mổ thành công và đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.
Khi việc khâu nối hoàn thành, phép màu đã xảy ra: lá phổi trái dần nở lại, khôi phục chức năng vốn có. Đây là khoảnh khắc đầy xúc động, không chỉ với chàng thanh niên mà còn với toàn bộ ê-kíp bác sĩ khi chứng kiến một lá phổi tưởng chừng như đã mất đi nay phục hồi kỳ diệu. Chỉ sau vài ngày, bệnh nhân đã có thể bước ra khỏi giường bệnh, vận động nhẹ nhàng và trong vòng một tuần, sức khỏe của bệnh nhân gần như hồi phục hoàn toàn.


Một bộ phận người dân còn chủ quan trong phòng bệnh sốt xuất huyết, có bệnh nhưng không đi khám tại các cơ sở y tế dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Mặc dù COVID-19 được phân loại vào nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B, tuy nhiên Bộ Y tế vẫn yêu cầu các bệnh viện duy trì đầy đủ vật tư, trang thiết bị cũng như các phương án thu dung người bệnh.
Hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới Covid-19 nào đáng lo ngại, tuy nhiên ngành Y tế đang theo dõi sát sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đang lan nhanh tại một số nước châu Á và các bệnh viện luôn chuẩn bị để thích ứng với tình hình mới của dịch bệnh.
Các bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Ronald Reagan UCLA (thuộc Đại học California, Los Angeles, Mỹ) đã thực hiện thành công ca ghép bàng quang cho người đầu tiên trên thế giới.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội sáng 19/5 đã tổ chức giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết cũ tại xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã cắt băng khánh thành phòng truyền thống Y dược cổ truyền dân tộc tại lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.
0