Hiệu quả bước đầu quản lý điện thoại trong trường học
Nghiêm túc, quyết liệt là tinh thần chung của các trường học Hà Nội khi áp dụng quy định quản lý học sinh sử dụng điện thoại di động trong trường học.
Phản ánh từ giáo viên và học sinh cho thấy, các tiết học hiện tại đã nghiêm túc hơn, giảm thiểu tình trạng làm việc riêng hay gian lận thi cử bằng thiết bị công nghệ.
Bà Phan Vũ Diễm Hằng - Trưởng bộ môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, Trường THPT Việt Đức cho hay: "Đầu giờ thì chúng tôi sẽ thu tất cả các điện thoại của tổ viên, sau đó thì để vào trong một cái thùng riêng và khóa lại. Một, hai ngày đầu tiên thì học sinh cũng có một chút nôn nao. Nhưng sau đó giáo viên nhận thấy các hoạt động trong lớp tăng lên, giảm sự phân tán đối với điện thoại".
Đảm bảo siết chặt quy định sử dụng điện thoại nhưng không bỏ lỡ lợi ích, ứng dụng học tập từ công nghệ số. Trong một số tiết học, giáo viên vẫn có thể cho phép thiết bị công nghệ để làm công cụ hỗ trợ, tra cứu từ vựng hoặc tổ chức trò chơi kiến thức.
Bà Trần Thị Quỳnh Hoa - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức cho biết: "Nếu như thầy cô thấy rằng việc sử dụng thiết bị di động hoặc những thiết bị công nghệ khác để hỗ trợ cho môn học của mình tốt và nâng cao hơn, thì có thể cho phép học sinh sử dụng. Tuy nhiên phải ghi rõ vào sổ đầu bài".
Em Vũ Tuệ Minh - Lớp 11A6, Trường THPT Việt Đức chia sẻ: "Đối với những bạn cần liên lạc với phụ huynh hay là đối với những bạn cần có những thông tin phải liên lạc gấp thì các bạn hoàn toàn có thể xin phép thầy cô giáo được sử dụng điện thoại".
Trước thực tế nhu cầu liên lạc giữa học sinh và phụ huynh trong các trường hợp khẩn cấp hoặc sau giờ học là khá lớn, việc trang bị điện thoại cố định ở trường cũng là một giải pháp hay để các em hạn chế mang điện thoại đi học mà vẫn chủ động kết nối tới gia đình.
Sự chung tay phối hợp, đồng thuận giữa nhà trường và gia đình chính là yếu tố quan trọng để quy định thực sự đi vào cuộc sống. Từ bước đầu hiệu quả, có thể kỳ vọng về một môi trường học đường lành mạnh hơn, tạo nền tảng để ngành giáo dục có những điều chỉnh phù hợp, hướng tới hiện đại nhưng vẫn duy trì kỷ cương, kỷ luật.
Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.
Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.
Góp ý về quy định quyền nhà giáo được dạy thêm trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, học thêm là nhu cầu thực tế của nhiều học sinh, phụ huynh và gia đình. Bên cạnh việc khuyến khích người học tự học, tự nghiên cứu thì cần nhà giáo định hướng, hướng dẫn là nhu cầu chính đáng. Và cần xem dạy thêm như một nghề có thu.
Cùng với trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh, việc tạo dựng ngôi trường hạnh phúc cũng đã và đang được Trường Tiểu học Phú Diễn (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) chú trọng, với mục tiêu tạo dựng môi trường học tập và làm việc thoải mái, sáng tạo để “Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc”.
Ở lứa tuổi trung học phổ thông, nhiều em học sinh đã có những rung động, tình yêu đầu đời. Tuy nhiên, lứa tuổi này cũng dễ bị tổn thương nếu không được trang bị đầy đủ các kiến thức về lối sống, tâm lý, giới tính. Giáo dục giới tính cho học sinh hiện được nhiều trường học, các thầy cô giáo chú trọng để nâng cao kỹ năng sống cho các em.
Hôm nay (20/11) là kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và cũng là dịp để xã hội ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của các thầy, cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.
0