Trang bị kiến thức sử dụng điện an toàn cho học sinh
Những thiết bị điện tử như ti vi, tủ lạnh, bình nóng lạnh hay điện thoại, lò vi sóng… là những vật dụng thiết yếu hàng ngày phục vụ cho cuộc sống của mỗi gia đình. Tuy nhiên, nếu không biết sử dụng đúng cách có thể dẫn đến nguy cơ cháy nổ, thiệt hại về người và tài sản. Qua buổi tuyên truyền, các em học sinh Trường THCS Trâu Quỳ đã nắm được kỹ năng cần thiết để sử dụng điện an toàn, phòng ngừa nguy cơ cháy nổ.
Buổi tập huấn tuyên truyền sử dụng điện an toàn, phòng ngừa nguy cơ cháy nổ đã mang đến cho các em học sinh các kiến thức về an toàn sử dụng điện trong gia đình; nguyên nhân dẫn đến tai nạn điện; biện pháp phòng ngừa, an toàn điện bên ngoài nhà ở và một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng điện. Đoàn thanh niên Tổng công ty Điện lực Hà Nội đã lựa chọn kiến thức phù hợp với lứa tuổi học sinh để tuyên truyền sử dụng điện an toàn, kỹ năng phòng cháy chữa cháy qua các hoạt động ngoại khóa, tiết học. Mục tiêu của những hoạt động này bên cạnh giúp học sinh tăng cường kiến thức và kỹ năng sống, còn mong muốn các em trở thành những tuyên truyền viên tích cực về việc sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, lan tỏa thông tin đến bạn bè, gia đình và cộng đồng.
Anh Lê Việt Anh, Bí thư Đoàn Tổng công ty Điện lực Hà Nội cho biết: "Hai đơn vị cũng đã phối hợp với Thành đoàn Hà Nội tổ chức các chương trình trên 30 quận, huyện thuộc thành phố, hướng đến các đối tượng là các em học sinh tiểu học, THCS và THPT. Từ đó giúp các em có kỹ năng mềm trong việc sử dụng điện tiết kiệm, an toàn và hiệu quả".
Với mục tiêu xây dựng cộng đồng an toàn, phòng ngừa nguy cơ xảy ra tai nạn thương tích, những buổi tuyên truyền, tập huấn sử dụng thiết bị an toàn, phòng ngừa nguy cơ cháy nổ là việc làm cần thiết để các em hiểu rõ và chủ động ứng phó với các tình huống chập cháy, mất an toàn nguồn điện dẫn đến cháy nổ để xử lý kịp thời khi mới phát sinh.
Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.
Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.
Góp ý về quy định quyền nhà giáo được dạy thêm trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, học thêm là nhu cầu thực tế của nhiều học sinh, phụ huynh và gia đình. Bên cạnh việc khuyến khích người học tự học, tự nghiên cứu thì cần nhà giáo định hướng, hướng dẫn là nhu cầu chính đáng. Và cần xem dạy thêm như một nghề có thu.
Cùng với trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh, việc tạo dựng ngôi trường hạnh phúc cũng đã và đang được Trường Tiểu học Phú Diễn (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) chú trọng, với mục tiêu tạo dựng môi trường học tập và làm việc thoải mái, sáng tạo để “Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc”.
Ở lứa tuổi trung học phổ thông, nhiều em học sinh đã có những rung động, tình yêu đầu đời. Tuy nhiên, lứa tuổi này cũng dễ bị tổn thương nếu không được trang bị đầy đủ các kiến thức về lối sống, tâm lý, giới tính. Giáo dục giới tính cho học sinh hiện được nhiều trường học, các thầy cô giáo chú trọng để nâng cao kỹ năng sống cho các em.
Hôm nay (20/11) là kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và cũng là dịp để xã hội ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của các thầy, cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.
0