Xây trường học hạnh phúc từ thầy cô hạnh phúc
Là người gắn bó với ngôi trường này từ những ngày đầu thành lập, cô giáo Trịnh Thu Huyền, Chủ nhiệm lớp 1A6 cho biết: mỗi ngày cô đều đến trường với một niềm hứng khởi. Học sinh yêu thương, những tâm huyết trong đổi mới bài giảng đều được Ban giám hiệu động viên, ủng hộ đã tạo động lực cho cô sáng tạo trong công việc. "Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi cũng đã không ngừng học hỏi và thiết kế các bài giảng sao cho mới lạ, tăng tính kích thích đối với các con mỗi ngày", cô Huyền nói.
Những giờ học kỹ năng sống, những tiết học khoa học, giáo dục STEM khơi dậy sự sáng tạo được nhiều thế hệ học sinh nhà trường yêu thích, cảm thấy thú vị và ấn tượng.
Học sinh Nguyễn Ngọc An Nhiên - Lớp 4A7 - Trường Tiểu học Phú Diễn thích thú chia sẻ: "Tiết học mà con cảm thấy yêu thích nhất và khơi dậy sự sáng tạo của con là tiết học STEM. Ở đó, chúng con sẽ được làm các mô hình nho nhỏ, chậu cây be bé và được trồng cây. Cô giáo hướng dẫn chúng con tận tình và cho ra nhiều kết quả thú vị ạ".
Để xây dựng một ngôi trường hạnh phúc, Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Phú Diễn xác định trước hết phải có đội ngũ giáo viên hạnh phúc. Không chỉ luôn lắng nghe, hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho giáo viên, nhà trường còn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các thầy cô giáo.
Bà Vũ Thị Thành, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phú Diễn cho biết: "Việc tiếp tục đào tạo cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường là việc rất quan trọng. Cùng với đó là xây dựng một môi trường thi đua lành mạnh để các thầy cô đều cố gắng hăng hái phấn đấu".
5 năm qua, đội ngũ giáo viên Trường Tiểu học Phú Diễn đã đạt nhiều giải cao trong cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố; học sinh nhà trường đạt nhiều thành tích trong các kỳ thi cấp quận, các kỳ thi như: kỳ thi Toán quốc tế HKIMO, Olympic Toán quốc tế Timo, Olympic Toán Tiếng Anh SEAMO. Đó là minh chứng cho việc Ban Giám hiệu nhà trường luôn kiên định mục tiêu xây dựng một môi trường mà ở đó giáo viên đến trường muốn làm việc, cống hiến; học sinh tới trường thấy hạnh phúc; phụ huynh gửi con tới trường thấy hài lòng.
Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.
Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.
Góp ý về quy định quyền nhà giáo được dạy thêm trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, học thêm là nhu cầu thực tế của nhiều học sinh, phụ huynh và gia đình. Bên cạnh việc khuyến khích người học tự học, tự nghiên cứu thì cần nhà giáo định hướng, hướng dẫn là nhu cầu chính đáng. Và cần xem dạy thêm như một nghề có thu.
Cùng với trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh, việc tạo dựng ngôi trường hạnh phúc cũng đã và đang được Trường Tiểu học Phú Diễn (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) chú trọng, với mục tiêu tạo dựng môi trường học tập và làm việc thoải mái, sáng tạo để “Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc”.
Ở lứa tuổi trung học phổ thông, nhiều em học sinh đã có những rung động, tình yêu đầu đời. Tuy nhiên, lứa tuổi này cũng dễ bị tổn thương nếu không được trang bị đầy đủ các kiến thức về lối sống, tâm lý, giới tính. Giáo dục giới tính cho học sinh hiện được nhiều trường học, các thầy cô giáo chú trọng để nâng cao kỹ năng sống cho các em.
Hôm nay (20/11) là kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và cũng là dịp để xã hội ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của các thầy, cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.
0