Tất cả vì học sinh thân yêu
Trong mỗi thành tích đáng tự hào nói trên, có sự đóng góp, nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành. Đó là những người thầy chuẩn mực về đạo đức và phong cách, yêu nghề, giỏi chuyên môn, luôn hết lòng vì học sinh thân yêu.
Xây dựng và kiến tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một trong những mục tiêu mà cán bộ, giáo viên ngành giáo dục Thủ đô nỗ lực hướng đến. Tại Trường Tiểu học Đồng Tháp (huyện Đan Phượng), các em học sinh luôn hào hứng với tiết học STEM - môn học mới của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Đa dạng hóa hình thức, phương pháp dạy học, tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo là cách mà giáo viên đã triển khai những tiết học thú vị này. Em Lê Nguyễn Thảo Nguyên, Trường Tiểu học Đồng Tháp, kể: “Trong tiết học hôm nay, cô đã hướng dẫn chúng con làm về đèn lồng cho Trung thu. Cô hướng dẫn chúng con cắt tỉa sao cho đẹp và cuối cùng con đã làm được chiếc đèn lồng rất đẹp. Những tiết học này giúp con vì con có thể sáng tạo".
Với tình yêu nghề, các thầy cô giáo luôn mong muốn truyền đạt kiến thức và niềm đam mê các môn học tới học sinh. Cách trường 30 km, ngày nắng cũng như ngày mưa, mỗi ngày, cô giáo Nguyễn Thị Huyền đều đặn đi phà về nơi xã đảo khó khăn nhất của huyện Ba Vì để “gieo con chữ”. Cô giáo Nguyễn Thị Huyền, Trường THCS Minh Châu, huyện Ba Vì, cho hay: “Từ Phúc Thọ đến trường Minh Châu thì em đi một quãng đường khá xa. Khó khăn mà em gặp phải là khi gặp thời tiết như mưa, bão thì đi đường rất nguy hiểm. Thế nhưng học sinh ở bên Minh Châu rất là chăm ngoan, chịu khó, ham học. Đó chính là động lực để em bám lớp, bám trường, gắn bó với các con ở xã đảo này".
Tất cả mọi sự nỗ lực đều vì học sinh thân yêu. Sự lao động tận tụy, trách nhiệm và tình yêu nghề nghiệp của mỗi nhà giáo, mỗi cán bộ quản lý không chỉ mang đến những giờ học tốt, những bước trưởng thành của học sinh, mà còn góp phần gìn giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo.
Nhìn lại hành trình 70 năm qua, ngành giáo dục Thủ đô đã không ngừng phấn đấu, gặt hái những thành tựu đáng tự hào trong sự nghiệp trồng người, góp phần rèn đức luyện tài cho bao thế hệ chủ nhân tương lai của Thủ đô và đất nước.
Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.
Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.
Góp ý về quy định quyền nhà giáo được dạy thêm trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, học thêm là nhu cầu thực tế của nhiều học sinh, phụ huynh và gia đình. Bên cạnh việc khuyến khích người học tự học, tự nghiên cứu thì cần nhà giáo định hướng, hướng dẫn là nhu cầu chính đáng. Và cần xem dạy thêm như một nghề có thu.
Cùng với trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh, việc tạo dựng ngôi trường hạnh phúc cũng đã và đang được Trường Tiểu học Phú Diễn (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) chú trọng, với mục tiêu tạo dựng môi trường học tập và làm việc thoải mái, sáng tạo để “Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc”.
Ở lứa tuổi trung học phổ thông, nhiều em học sinh đã có những rung động, tình yêu đầu đời. Tuy nhiên, lứa tuổi này cũng dễ bị tổn thương nếu không được trang bị đầy đủ các kiến thức về lối sống, tâm lý, giới tính. Giáo dục giới tính cho học sinh hiện được nhiều trường học, các thầy cô giáo chú trọng để nâng cao kỹ năng sống cho các em.
Hôm nay (20/11) là kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và cũng là dịp để xã hội ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của các thầy, cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.
0