Ra mắt sách 'Di cảo' của Đặng Đình Hưng

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà thơ, nhạc sĩ Đặng Đình Hưng, nhà xuất bản Hội Nhà văn ra mắt cuốn sách "Di Cảo" và trưng bày một số trang thủ bút của ông tại Hà Nội.

Cuốn sách gồm các tập thơ như "Rra" (1965), "Songe A" (1968), "Sử thi Phù Đổng ca" (1970) cùng một số các trang thủ bút các tập thơ của ông; thư của Trần Dần gửi Đặng Đình Hưng; chân dung Đặng Đình Hưng qua ảnh của nhiếp ảnh gia Hà Tường; các bài viết của các tác giả như Hoàng Cầm, Lê Đạt, Phan Đan, Nguyễn Thụy Kha (lời bạt). Những tác phẩm và di cảo của ông không chỉ giúp tái hiện chân dung một tài năng lớn mà còn truyền tải tinh thần sáng tạo mạnh mẽ, vượt thời đại.

Họa sĩ Lê Thiết Cương, người thực hiện dự án, chia sẻ: "Năm 2021, sau khi 'Một bến lạ' ra mắt, tôi tình cờ được một số bạn tin tưởng trao cho những bản thủ bút chưa từng công bố của cụ Đặng Đình Hưng. Tôi nhận thấy, những di cảo ấy không chỉ giá trị mà còn giúp hoàn thiện bức chân dung về ông - một nghệ sĩ độc đáo trong nền văn học Việt Nam".

Sách sẽ được ra mắt vào ngày 18/12 tại Hà Nội.

Đặng Đình Hưng (1924-1990), sinh tại làng Thụy Hương (nay thuộc Hà Nội), là một nghệ sĩ đa tài, từng hoạt động cách mạng và đảm nhận nhiều vai trò trong lĩnh vực văn nghệ. Sau khi tốt nghiệp Trường Bưởi, ông theo học tại trường Luật Đông Dương, nhưng chưa kịp hoàn thành thì Cách mạng tháng Tám bùng nổ. Ông nhanh chóng tham gia hoạt động đoàn thể ở Hà Nội, sau đó gia nhập Việt Minh và lên Vĩnh Yên làm công tác tuyên truyền. Năm 1947, ông chuyển về công tác tại Ban Tuyên huấn Trung ương và đến năm 1951 được bổ nhiệm làm Đoàn trưởng kiêm Chính trị viên Đoàn Văn công Nhân dân Trung ương.

Cố nhà thơ, nghệ sĩ Đặng Đình Hưng (phải) và con trai - NSND Đặng Thái Sơn.

Không chỉ là nhạc sĩ, họa sĩ, nhà thơ, ông còn được nhà thơ Nguyễn Thụy Kha tôn vinh là "kỳ nhân" một thời. Cùng với một số nhà thơ có khát vọng cách tân, Đặng Đình Hưng dấn thân vào nhiều thể nghiệm, tự lột xác để tìm hướng đi riêng trong sáng tác. Những tập thơ như "Lirik", "Cômik", "Khóc Mỵ Châu",… được xuất bản từ năm 1958 đã thể hiện sự cách tân táo bạo và dấu ấn nghệ thuật độc đáo của ông.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hội thảo khoa học, triển lãm “Trang phục và Cổ phục thời Đinh” và giới thiệu dự án phim “Hộ Linh Tráng Sĩ – Bí ẩn mộ vua Đinh” đã được Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức vào ngày 7/4.

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với gia đình họa sĩ sẽ tổ chức triển lãm: “Hành trình Huỳnh Phương Đông” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất Đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Kỷ niệm 100 năm ngày sinh chiến sĩ - họa sĩ Huỳnh Phương Đông (22/4/1925 – 22/4/2025).

Về với đất Tổ thắp nén tâm nhang tưởng nhớ các Vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước là tâm nguyện của nhiều người Việt Nam và cả kiều bào đang sinh sống, làm việc, học tập ở khắp nơi trên thế giới.

Cờ người là một trong số những trò chơi dân gian đặc sắc diễn ra trong các dịp lễ hội của Việt Nam, không đơn thuần là bộ môn thể thao giải trí mà còn là môn thể thao trí tuệ mang đậm bản sắc dân tộc.

Những ngày này, hàng triệu trái tim của những người con đất Việt từ mọi miền Tổ quốc đều hướng về đất Tổ, tự hào về nguồn cội con Lạc, cháu Hồng, bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước.

UBND phường Hàng Gai và nhân dân phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội đã tổ chức lễ dâng hương nhằm tưởng nhớ những công ơn to lớn của Nguyên phi Ỷ Lan.