Vị trí dự kiến xây dựng Tháp Hùng Vương tại Phú Thọ
Dự án nằm trong kế hoạch Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Đền Hùng của tỉnh Phú Thọ.
Tháp Hùng Vương là một trong 6 nhóm dự án quan trọng trong Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Đền Hùng của tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tháp Hùng Vương sẽ được xây dựng như một biểu tượng cho quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, thể hiện sự trường tồn và đoàn kết của toàn thể nhân dân trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Đây cũng sẽ là nơi trưng bày, lưu giữ những hiện vật quý giá từ thời đại Hùng Vương cũng như các báu vật từ nhiều địa phương trên cả nước.
Theo định hướng, Tháp Hùng Vương sẽ được xây dựng với các chức năng phục vụ công cộng, không gian văn hóa, cây xanh… nhằm tạo cảnh quan hài hòa, phục vụ đời sống nhân dân trong dài hạn.

Công trình này được kỳ vọng trở thành một biểu tượng kiến trúc nổi bật, góp phần thể hiện nét đặc trưng về văn hóa và lịch sử thời đại Hùng Vương, đồng thời là điểm nhấn quan trọng của tỉnh Phú Thọ. Việc xây dựng tháp cũng hướng đến mục tiêu phát triển Việt Trì thành một đô thị lễ hội gắn liền với cội nguồn dân tộc Việt Nam.
Ủy ban Nhân dân tỉnh đã giao thành phố Việt Trì chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Xây dựng cùng các đơn vị liên quan tổ chức thi tuyển phương án quy hoạch, thiết kế kiến trúc Tháp Hùng Vương theo quy định hiện hành. Kết quả sẽ được báo cáo lên Tỉnh ủy và UBND tỉnh để xem xét, quyết định trước ngày 30/6/2025.
Về nguồn vốn, dự án dự kiến sử dụng ngân sách Nhà nước kết hợp với nguồn xã hội hóa và các kênh huy động hợp pháp khác.
Theo lãnh đạo Ban Quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng, công trình này không chỉ nhằm tri ân công lao các Vua Hùng trong công cuộc dựng nước mà còn góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, củng cố ý thức cội nguồn.
Trước đó, để chuẩn bị cho dự án, UBND tỉnh Phú Thọ đã tổ chức nhiều hội thảo nhằm thu thập ý kiến của các chuyên gia, nhà nghiên cứu về ý tưởng xây dựng Tháp Hùng Vương. Đồng thời, tỉnh cũng phát động và trao giải các cuộc thi thiết kế kiến trúc cho công trình này.
Theo TTXVN


Hà Nội không chỉ là nơi các du học sinh Lào học tập và trưởng thành, mà còn là nơi họ chắt chiu, lưu giữ và lan tỏa những nét văn hóa đặc trưng của quê hương mình.
Trà đã trở thành biểu tượng của sự tinh tế, lòng hiếu khách, văn hóa tao nhã ẩn chứa triết lý sống ở cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (xã Cao Xá, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) từ 17 giờ ngày 22/5 đến 22 giờ ngày 24/5 để phật tử và nhân dân chiêm bái.
Hoàng thành Thăng Long là một trong những điển hình của việc Việt nam rất bám sát quy trình bảo vệ giá trị di sản thế giới.
Phố Ngô Quyền (quận Hoàn Kiếm) tập trung nhiều công trình kiến trúc đẹp, gắn liền với lịch sử phát triển của Hà Nội, do đó còn được gọi là phố Tây giữa lòng Thủ đô.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành và hỗ trợ Hà Nội trong việc tái hiện lại Điện Kính Thiên và các di tích trong Hoàng thành Thăng Long.
0