'Truyện Kiều', 'Nhật ký trong tù' sẽ được dịch sang tiếng Urdu
Đó là một trong những nội của Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Hội Nhà văn Việt Nam và Viện Văn học Pakistan, được ký kết sáng 15/10, tại Hà Nội.
Tham dự lễ ký kết có Đại sứ các nước tại Việt Nam: Palestine, Pakistan, Azerbaijan, Kazakhstan, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi.

Theo biên bản ký kết, lĩnh vực hợp tác chính giữa Viện Văn học Pakistan và Hội Nhà văn Việt Nam gồm nhiều mặt như: phối hợp tổ chức các hội chợ sách tại mỗi nước; tổ chức các hội nghị, hội thảo, nghiên cứu về các chủ đề cùng quan tâm trong lĩnh vực văn học; dịch và xuất bản các tác phẩm văn học; đăng tải thơ và các tác phẩm văn học khác lên các trang web chính thức của hai bên; tổ chức các khóa đào tạo cho các nhà văn, nhà thơ và trí thức; trao các giải thưởng văn học; phối hợp tổ chức các chuyến thăm lẫn nhau của các nhà văn, nhà thơ, trí thức, nhà khoa học thuộc lĩnh vực xã hội và học giả hai nước; các hoạt động khác nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực văn học, văn hóa và sáng tác...

"Văn học là bộ hồ sơ quan trọng nhất và tin cậy về những vẻ đẹp lương tri và khát vọng chân chính của một dân tộc. Lễ ký kết hợp tác giữa Hội Nhà văn Việt Nam và Viện Văn học Pakistan nhằm đi đến sự hiểu biết hơn nữa những vẻ đẹp lương tri, những khát vọng lớn lao của mỗi dân tộc", Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều khẳng định.
Đại sứ Pakistan tại Việt Nam Kohdayar Marri đánh giá, sự kiện này không chỉ đưa các quốc gia xích lại gần nhau, mà còn tạo ra và củng cố mối liên kết giữa tâm hồn giữa người dân của hai đất nước. "Những tác phẩm của đất nước Pakistan mà tôi mong muốn được dịch sang tiếng Việt là của các nhà thơ và nhà văn vĩ đại của chúng tôi gồm có Faiz Ahmad Faiz, Manto, Ather Shad từ Balochistan và Allama Iqbal. Những tác phẩm văn học Việt Nam mà người Pakistan cần phải đọc và làm quen là Truyện Kiều của Nguyễn Du, Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Sông núi trên vai của các nhà thơ Việt Nam viết về chiến tranh", Đại sứ Kohdayar Marri cho hay.
Tại Lễ ký kết, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã tặng Đại sứ quán Pakistan và Viện Văn học Pakistan hai tác phẩm "Sông núi trên vai" và "Khát vọng hòa bình" - tuyển tập thơ của các nhà thơ Việt Nam, bản tiếng Anh.
Đại sứ Kohdayar Marri tặng Hội Nhà văn Việt Nam hai tác phẩm của những tên tuổi lớn trong văn học Pakistan: "Thơ Igbal", "Bản sắc và văn hóa" của nhà văn Faiz.
-
Vũ Trọng Phụng - nhà văn xuất sắc thế kỷ 20 | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 25/08/2024
-
Chế Lan Viên - nhà thơ lớn của văn học Việt Nam | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 28/07/2024
-
Giáo sư Đặng Thai Mai - người mở đường của văn học cách mạng | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 21/07/2024
-
Quang Dũng, một tâm hồn thơ lớn, một chiến sĩ cách mạng | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 23/06/2024


Những căn biệt thự Pháp cổ trên phố phường Hà Nội rợp bóng cây vẫn đứng đó, lặng lẽ kể lại câu chuyện của một thời kỳ đã qua.
Câu chuyện về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh, về tình cảm của người dân Việt Nam gửi tới Bác Hồ kính yêu đã được thể hiện đầy cảm xúc trong chương trình chính luận nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng” diễn ra tối 19/5.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Lời ví giặm theo bước chân Người” đã diễn ra vào tối 19/5, tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Nhiều bảo tàng tại TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức trưng bày, triển lãm những hiện vật quý giá, tái hiện sống động về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chương trình nghệ thuật "Người là niềm tin tất thắng" là một bản hòa ca đầy xúc cảm, chạm đến trái tim của đông đảo khán giả, gợi nhớ một cách chân thực và xúc động về những cống hiến vĩ đại mà Người đã dành trọn cho độc lập, tự do của dân tộc.
Chương trình chính luận nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng” đã chạm vào trái tim khán giả bằng những giai điệu mộc mạc, những hình ảnh giản dị như chính con người Bác, chân thành và cảm xúc như tình cảm người dân Việt Nam và thế giới yêu kính Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
0