Làng nghề 'gõ ra tiền'

Nghề gò hàn tôn thiếc đã gắn bó với nhiều thế hệ ở làng Phú Thứ (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) và thường được cổ nhân gọi vui là làng nghề "gõ ra tiền".

Nếu đến làng Phú Thứ, nay là tổ dân phố Phú Thứ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, chúng ta sẽ cảm nhận được âm thanh của làng nghề gò hàn tôn thiếc. Âm thanh quen thuộc "bốp, chát", tiếng "lách cách" của kéo cắt tôn, "lạch cạch" của thợ bẻ đai, của thợ đập vỗ mép, "xủng xẻng" của hàng hóa va vào nhau cùng tiếng xe chở hàng; trò chuyện, cười nói râm ran của người thợ, người làng, người giao - nhận hàng... tất cả tạo nên một làng nghề đang phát triển. Nghề này đã gắn bó với cuộc sống của nhiều thế hệ người dân, nên từ lâu đời, cổ nhân gọi vui Phú Thứ là làng "gõ ra tiền".

Anh Nguyễn Văn Việt (Phú Thứ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm) đã có thâm niên 40 năm làm nghề gò hàn tôn thiếc. Thừa hưởng nghề từ người cha, đến nay anh Việt không chỉ duy trì, phát triển nghề mà còn truyền dạy cho thế hệ sau, với mong muốn giữ được nghề của cha ông. "Nghề này rất vất vả, một số gia đình sống ở đây không theo nghề nữa nhưng chúng tôi thì lại muốn theo nghề, gìn giữ nghề của cha ông để lại. Đây là nghề đã nuôi sống chúng tôi suốt cả cuộc đời rồi", anh Việt chia sẻ.

Nghề gò hàn tôn thiếc là nghề truyền thống lâu đời của người dân Phú Thứ. Trải qua bao thăng trầm, nghề vẫn còn được giữ gìn, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Từ xưa, những người thợ gò hàn tôn thiếc vốn nổi tiếng tài hoa. Tuy không qua trường lớp đào tạo, chỉ với kinh nghiệm cha truyền con nối, đôi bàn tay khéo léo và óc sáng tạo, họ đã làm nên những sản phẩm trong sinh hoạt hàng ngày từ gáo múc nước, thùng đựng nước, hòm quần áo…

Ông Nguyễn Viết Ích (Phú Thứ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm) cho biết: "Chúng tôi đã phát huy được nghề truyền thống gò hàn của địa phương, làm từ những sản phẩm rất đơn giản, như hòm sinh viên, thùng tưới, thùng gánh nước, các chậu hoa, bồn hoa".

Ngày nay, mặc dù đồ dùng bằng nhựa trở nên phổ biến nhưng nghề truyền thống gò hàn tôn thiếc vẫn được một số gia đình lưu giữ, phát triển. Mỗi gia đình ở Phú Thứ làm chuyên một mặt hàng. Để bắt nhịp với sự phát triển của thị trường, nhiều gia đình đã đầu tư máy móc nhằm nâng cao năng suất. Các sản phẩm cũng đáp ứng với thị hiếu người tiêu dùng hiện nay, từ khuôn làm bánh, lò hóa vàng, bể nước treo, quạt thông gió, vỏ máy giặt, vỏ thùng rác…

Nghề gò hàn tôn thiếc vất vả là vậy nhưng hàng ngày, dân nơi đây vẫn cần mẫn làm nghề. Với họ, đó không chỉ mang lại kinh tế cho gia đình mà còn là cách để thể hiện sự trân trọng với nghề ông cha truyền lại, góp phần bảo tồn văn hóa độc đáo của người Hà Nội xưa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hàng nghìn người đã đổ về chùa Quán Sứ, TP. Hà Nội để được chiêm bái xá lợi Phật, sáng 14/5.

Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là nơi Bác Hồ kính yêu sống và làm việc trong suốt 15 năm cuối đời. Nơi đây vẫn còn mang đậm những dấu ấn về tư tưởng và tấm gương đạo đức cao quý của Người.

Nhà sàn Bác Hồ vô cùng giản dị và đơn sơ trong khu Phủ Chủ tịch, được hoàn thành vào dịp kỷ niệm 68 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (17/5/1958). Đây là nơi Bác thường làm việc với Bộ Chính trị, qua đó quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước.

HĐND thành phố Hà Nội đã ban hành danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa.

Một Hà Nội hiện lên bình dị mà sâu sắc, sống động mà lặng lẽ, tại triển lãm ảnh “Hà Nội ơi”, được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách cùng tên.

Đình Kim Ngân, phố Hàng Bạc đang trở thành không gian nghệ thuật đặc biệt với triển lãm “Lấp lánh phố nghề”, tái hiện vẻ đẹp của nghề kim hoàn truyền thống. Đây là dịp để công chúng khám phá lịch sử hình thành và phát triển của khu phố cổ Hà Nội.