Giữ lửa nghề truyền thống giữa lòng phố cổ

Nghề gia truyền hiện nay vẫn tồn tại và phát triển tại một số gia đình ở khu phố cổ Hà Nội. Họ không chỉ giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, mà còn giữ lại nét văn hóa của người Hà Nội.

Giữa nhịp sống hối hả, sầm uất của phố cổ Hà Nội, vẫn còn có những không gian cổ kính, nơi hương trầm và mùi thuốc Bắc quyện vào không khí như một dấu ấn thời gian. Ở đó, có những gia đình đã bao đời gắn bó với nghề điều chế, bốc thuốc, chữa bệnh bằng những bài thuốc gia truyền được gìn giữ như báu vật.

Không biển hiệu ồn ào, không quảng bá rầm rộ, họ lặng lẽ tiếp nối truyền thống, để từng thang thuốc không chỉ mang theo công dụng chữa bệnh, mà còn là một lát cắt tinh tế của văn hóa phố cổ Hà Nội.

Qua bao thế hệ, thuốc cam gia truyền vẫn được chế biến thủ công theo những bí quyết cổ xưa. Từ những dược liệu quen thuộc đến cách điều chế - tất cả đều đòi hỏi sự tỉ mỉ, kinh nghiệm và cái tâm của người làm thuốc. Không chỉ là một phương thuốc giúp trẻ em ăn ngon, ngủ yên, thuốc cam còn có trong đó cả sự chở che của gia đình và truyền thống y học dân tộc. Giữa đô thị hiện đại, thứ thuốc tưởng như mộc mạc ấy vẫn âm thầm khẳng định giá trị trong từng liều thuốc nhỏ.

Ông Vũ Gia Toại, phố Đinh Liệt, phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, chia sẻ: "Thật thà là cái quan trọng. Buôn bán là phải thật thà, nhất là bán thuốc mà dối trá thì thất đức. Thuốc nhà tôi vẫn dùng củi nấu, chứ không phải điện - đúng cái nghề các cụ dạy. Gia truyền nhà chúng tôi chỉ có một nghề là thuốc cam. Sau này tôi cũng mong các con cháu tôi nối nghề, theo đúng nguyện vọng của tổ tiên".

Phố Hàng Đồng, Hà Nội, là nơi lưu giữ nghề gò đồng truyền thống với hàng trăm năm lịch sử. Thời xưa, những nghệ nhân, thợ lành nghề tại đây đã tạo ra vô số sản phẩm đồng tinh xảo, từ đồ gia dụng đến đồ trang trí, mỗi sản phẩm đều thể hiện sự tỉ mỉ và tinh tế.

Nghề gò đồng không chỉ là một nghề thủ công, mà còn là một phần văn hóa, nghệ thuật của người Việt. Những sản phẩm đồng không chỉ phục vụ đời sống hàng ngày mà còn mang giá trị thẩm mỹ cao, được sử dụng trong trang trí và làm quà lưu niệm. Tuy nhiên, hiện tại trên con phố này chỉ còn lại duy nhất nhà của ông Dũng còn giữ nghề truyền thống.

Ông Nguyễn Đình Dũng, phố Hàng Đồng, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, chia sẻ: "Tôi cũng mong sao sản phẩm của mình được nhiều người sử dụng. Nhiều người biết và trân trọng thì sẽ duy trì nghề tốt hơn. Có cung có cầu thì nhiều người theo nghề được, để mai một đi thì phí quá. Cái nghề truyền thống từ lâu đời và đã trải qua bao thăng trầm. Bây giờ nghề phục hồi và tôi thấy nhiều người trân trọng món đồ mình làm".

Khi đến đây, khách không chỉ được chiêm ngưỡng những sản phẩm đồng đẹp mắt mà còn có cơ hội tìm hiểu về quy trình sản xuất, kỹ thuật gò, chạm khắc tinh xảo của người thợ, qua những câu chuyện vui vẻ, gần gũi. Đó là một trải nghiệm văn hóa đáng nhớ, giúp mọi người hiểu hơn về giá trị của nghề truyền thống và sự khéo léo của người Hà Nội xưa.

Thời gian có thể làm đổi thay phố phường, nhưng không thể xóa nhòa những giá trị gắn với tâm huyết và bàn tay con người. Những nghề gia truyền trên phố cổ Hà Nội – dù thầm lặng - vẫn đang bền bỉ tiếp nối, như sợi chỉ đỏ nối quá khứ với hiện tại. Đó là cách người Hà Nội gìn giữ hồn phố, là minh chứng cho một nền văn hóa không ngừng chảy trong từng hơi thở cuộc sống thường ngày.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Doodle art (nghệ thuật Doodle) đã vươn mình từ những nét “nguệch ngoạc” thành phong cách nghệ thuật độc đáo, được ưa chuộng bởi cả người mới lẫn các họa sĩ chuyên nghiệp.

Tạp chí Người Hà Nội tối 16/6 đã tổ chức Lễ tổng kết, trao giải và công diễn Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025”.

Dự án "Bước chân trở về - Vì một màu xanh Việt Nam" nhằm bảo vệ môi trường thiên nhiên và kết nối những người con xa xứ với quê hương thông qua âm nhạc và các loại hình nghệ thuật.

“Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo – Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025” có gần 300 tác phẩm tham gia, góp phần lan tỏa hình tượng người làm báo qua văn học nghệ thuật.

Lễ trao giải cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về "Nghề báo – Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025" diễn ra vào tối 16/6 tại Hà Nội.

Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Nghề báo – Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025” đã thu hút gần 300 tác phẩm tham dự sau gần một năm phát động.