'Cõi Bác xưa' – khu di tích Phủ Chủ tịch
Thời điểm Bác Hồ từ Chiến khu trở về Thủ đô, tháng 10/1954, Bộ Chính trị cùng Trung ương Đảng ta trân trọng mời Bác về ở và làm việc trong tòa Phủ Toàn quyền Đông Dương. Bởi với cương vị Chủ tịch nước, như thường lệ ở các quốc gia khác, ngôi nhà đó xứng đáng.
Tuy nhiên, Bác một mực từ chối và chọn ngôi nhà nhỏ của người thợ điện phía cuối vườn. Từ đó, ngôi nhà nhỏ này được gọi là nhà 54. Sau đó, nhiều lần, Trung ương Đảng đề nghị làm cho Bác ngôi nhà mới, nhưng Bác đều bày tỏ: miền Bắc vừa được giải phóng, còn nhiều khó khăn, trong khi miền Nam đang tập trung đấu tranh chống đế quốc Mỹ.
Có thể nói, tấm gương đạo đức và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh hiển hiện trên mọi nếp nhà, vườn cây, ao cá tại nơi này. Từ ngôi nhà sàn đơn sơ, các kỷ vật, cũng như cảnh quan ao cá, vườn cây xanh, vườn cây ăn quả, vẫn thấm đẫm những giá trị nhân văn cao cả, vẫn được bảo tồn sống động như đang mong chờ từng bước chân của Người.
Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tuy không rộng lớn, nhưng lại ẩn chứa những phẩm chất trí tuệ, tư tưởng, phong cách cao đẹp của một bậc vĩ nhân. Nơi đây là một di tích đặc biệt hiếm có trên thế giới, vẫn đang kể những câu chuyện cảm động về “Cõi Bác xưa”, với những ký ức lịch sử - văn hóa phong phú.
Thạc sĩ Nguyễn Văn Dương - Phó Giám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ tịch cho biết: "Di tích đón gần 90 triệu đồng bào, trong đó có khoảng 15 triệu khách quốc tế đến từ 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nơi đây là một trong những điểm đến giáo dục thực tiễn cho cán bộ, đảng viên cùng người dân".
Ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã qua đời. Ngay sau khi Người mất, với lòng biết ơn vô hạn đối với vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, thể theo nguyện vọng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng đã quyết định bảo vệ, bảo quản và giữ nguyên trạng nơi ở và làm việc của Người tại Phủ Chủ tịch.


Trong 3 ngày 14-16/5, người dân, phật tử có thể đến chiêm bái xá lợi Đức Phật - quốc bảo Ấn Độ tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong khung giờ từ 6h đến 23h.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng Năm dâng Người” được tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) sẽ diễn ra vào tối 14/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Nghề gia truyền hiện nay vẫn tồn tại và phát triển tại một số gia đình ở khu phố cổ Hà Nội. Họ không chỉ giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, mà còn giữ lại nét văn hóa của người Hà Nội.
"Dù đi ngàn dặm xa xôi, ai rồi cũng phải trở về với chính mình. Không có con đường nào đưa đến an lạc ngoài con đường quay về nội tâm" - những lời Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú như ánh sáng lan tỏa và càng trở nên sâu sắc hơn trong cuốn sách "Đường Về", do thiền sư Ajahn Chah biên soạn qua ngòi bút của dịch giả Thiên Lương.
Các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các tỉnh, thành phố thời gian qua thường xuyên được tổ chức, qua đó tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp nhất của các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc.
UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội năm 2025 nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng.
0