Trưng bày 135 tài liệu, hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chuyên đề “Miền Nam nhớ mãi ơn Người” cũng được triển lãm tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An trong khuôn khổ Lễ hội Làng Sen năm 2025 ở Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Với hơn 135 tài liệu, hình ảnh, nội dung trưng bày gồm 4 phần: phần 1, Sài Gòn - Gia Định những năm 1910, khi Nguyễn Tất Thành đến và ra đi tìm đường cứu nước; phần 2, Người đi tìm hình của nước; phần 3, Miền Nam trong trái tim Người; phần 4, Thành phố Hồ Chí Minh sáng mãi tên Người.
Chuyên đề thể hiện tình cảm sâu sắc của Bác Hồ với miền Nam và tình cảm của đồng bào miền Nam với Bác Hồ, chính là một trong những nhân tố quan trọng góp phần làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Tại lễ khai mạc, Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh cũng tổ chức lễ tiếp nhận các hiện vật, gồm: 10 cuốn sách bằng tiếng Pháp về Chủ tịch Hồ Chí Minh do ông Philippe Chaplain, nguyên Phó Thị trưởng thị trấn Bourg la Reine thuộc Paris (Pháp) trao tặng; bức tranh dát vàng chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh của ông Trần Công Dân trao tặng; bản nhạc “Yêu sao quà tháng 5” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Hội Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh trao tặng và Tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng chất liệu hạt sen của họa sĩ Lê Mộc Oanh trao tặng. Các hiện vật này đều đang được trưng bày tại bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh TP.HCM.


Hàng nghìn người đã đổ về chùa Quán Sứ, TP. Hà Nội để được chiêm bái xá lợi Phật, sáng 14/5.
Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là nơi Bác Hồ kính yêu sống và làm việc trong suốt 15 năm cuối đời. Nơi đây vẫn còn mang đậm những dấu ấn về tư tưởng và tấm gương đạo đức cao quý của Người.
Nhà sàn Bác Hồ vô cùng giản dị và đơn sơ trong khu Phủ Chủ tịch, được hoàn thành vào dịp kỷ niệm 68 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (17/5/1958). Đây là nơi Bác thường làm việc với Bộ Chính trị, qua đó quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước.
HĐND thành phố Hà Nội đã ban hành danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa.
Một Hà Nội hiện lên bình dị mà sâu sắc, sống động mà lặng lẽ, tại triển lãm ảnh “Hà Nội ơi”, được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách cùng tên.
Đình Kim Ngân, phố Hàng Bạc đang trở thành không gian nghệ thuật đặc biệt với triển lãm “Lấp lánh phố nghề”, tái hiện vẻ đẹp của nghề kim hoàn truyền thống. Đây là dịp để công chúng khám phá lịch sử hình thành và phát triển của khu phố cổ Hà Nội.
0