Israel chuẩn bị không kích cảng dầu chiến lược của Iran?

Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Mohsen Paknejad đã tới kiểm tra tình hình an ninh tại cảng xuất khẩu dầu chủ chốt trên đảo Kharg, khi dư luận khu vực và quốc tế đang lo ngại về khả năng Israel tấn công các cơ sở năng lượng của Iran.

Ngày 6/10, Bộ trưởng Paknejad đã đến thăm các cơ sở dầu mỏ và gặp gỡ các nhân viên điều hành tại đảo Kharg, nơi đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu dầu của Iran. Ông cũng làm việc với Tư lệnh Hải quân thuộc lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), Mohammad Hossein Bargahi, để đánh giá tình hình an ninh và các hoạt động liên quan đến giàn khoan khí đốt South Pars.

Trước đó, ngày 5/10, phát ngôn viên quân đội Israel tuyên bố rằng Israel sẽ đáp trả vụ tấn công tên lửa hôm 1/10 từ Tehran vào thời điểm thích hợp. Theo truyền thông của phương Tây, các cơ sở dầu mỏ của Iran có thể trở thành mục tiêu tấn công trả đũa của Israel. Điều này đã gây thêm lo ngại về an ninh năng lượng trong khu vực.

Cảng dầu trên đảo Kharg là một trong những cảng xuất khẩu dầu quan trọng nhất của Iran, nằm ở phía Nam đất nước, trên Vịnh Ba Tư. Đây là điểm trung chuyển chủ yếu cho khoảng 90% lượng dầu xuất khẩu của Iran. Với khả năng chứa lên tới 23 triệu thùng dầu thô, cảng Kharg đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động xuất khẩu dầu mỏ, đặc biệt trong bối cảnh Iran phải đối mặt với các lệnh trừng phạt quốc tế.

Cảng xuất khẩu dầu chủ chốt trên đảo Kharg.

Cảng Kharg nằm gần các mỏ dầu và khí đốt quan trọng của Iran, bao gồm mỏ South Pars, một trong những mỏ khí lớn nhất thế giới. Từ đây, dầu thô của Iran được vận chuyển đến các thị trường quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất của Iran.

Do tầm quan trọng chiến lược của cảng Kharg, vấn đề an ninh tại đây luôn được đặt lên hàng đầu. Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) thường xuyên triển khai các đơn vị hải quân để đảm bảo an ninh cho cảng và các giàn khoan dầu khí xung quanh. Trong bối cảnh căng thẳng khu vực, đặc biệt là mối đe dọa từ Israel, Iran đã tăng cường các biện pháp bảo vệ tại khu vực này.

Iran, một thành viên của OPEC, hiện có sản lượng dầu khoảng 3,2 triệu thùng/ngày, chiếm khoảng 3% tổng sản lượng toàn cầu. Năm nay, xuất khẩu dầu của nước này đã tăng mạnh lên gần 1,7 triệu thùng/ngày, dù Mỹ vẫn đang duy trì các lệnh trừng phạt. Phần lớn nguồn dầu xuất khẩu của Iran được vận chuyển từ cảng Kharg, với công suất chứa lên tới 23 triệu thùng dầu thô.

Trung Quốc, khách hàng mua dầu lớn nhất của Iran, đã nhập khẩu từ 1,2-1,4 triệu thùng dầu/ngày từ Iran trong nửa đầu năm 2024, bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

0

EU quyết định hoãn thực thi các biện pháp áp thuế trả đũa với Mỹ trong vòng 90 ngày, tạo cơ hội cho đàm phán với Tổng thống Donald Trump.

Các phái đoàn của Nga và Mỹ đã tới thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ để tham dự vòng đàm phán mới.

Trước những dấu hiệu Nga có thể phát động một đợt tấn công mới, Anh và Pháp đang đẩy nhanh kế hoạch triển khai lực lượng quốc tế tới Ukraine để giám sát bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào trong tương lai.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố hoãn áp thuế đối ứng trong vòng 90 ngày với các đối tác thương mại, trừ Trung Quốc. Động thái này diễn ra sau khi Nhà Trắng thông báo đã có hơn 75 quốc gia chủ động đàm phán với Mỹ để giải quyết các bất đồng thương mại toàn cầu.

Phía Trung Quốc kêu gọi Mỹ thể hiện thái độ thiện chí nếu muốn thúc đẩy đối thoại, bao gồm việc rút lại các biện pháp áp thuế đơn phương, thay vì sử dụng sức ép để tìm kiếm nhượng bộ.

Một sĩ quan trinh sát Ukraine được triển khai trong khu vực nói với CNN rằng, Moscow đã điều quân tiếp viện và thiết bị để chuẩn bị cho các cuộc tấn công mở rộng.