Mỹ ra tối hậu thư về kênh đào Panama cho Trung Quốc
Động thái này đánh dấu bước leo thang căng thẳng mới trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực Mỹ Latinh.
Trong khuôn khổ chuyến thăm Panama, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth tuyên bố, Washington sẽ không dung thứ cho bất kỳ nỗ lực nào của Trung Quốc nhằm sử dụng kênh đào Panama như một công cụ ảnh hưởng địa chính trị. Người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng cáo buộc Bắc Kinh sử dụng các doanh nghiệp thương mại có trụ sở tại Trung Quốc để thiết lập ảnh hưởng quanh kênh đào, qua đó tiến hành hoạt động giám sát và thu thập thông tin tình báo.
"Chúng ta sẽ giành lại kênh đào Panama khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc. Cùng với Panama, chúng ta sẽ giữ cho kênh đào an toàn và sẵn sàng phục vụ tất cả các quốc gia", ông Pete Hegseth, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ nói.
Tuyên bố trên của ông Pete Hegseth được đưa ra sau nhiều lần Tổng thống Donald Trump công khai chỉ trích sự hiện diện kinh tế của Trung Quốc tại khu vực và đe dọa sẽ “đòi lại” quyền kiểm soát đối với tuyến đường thủy này. Đầu năm nay, ông Trump cũng tuyên bố không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực quân sự để “bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia” tại kênh đào Panama.
Tháng trước, Tổng thống Trump được cho là đã chỉ đạo Lầu Năm Góc “đề xuất các lựa chọn quân sự đáng tin cậy” nhằm đảm bảo quyền tiếp cận không bị hạn chế cho các lực lượng vũ trang và thương mại Mỹ. Theo xác nhận từ Bộ trưởng Pete Hegseth, hiện một loạt tàu chiến và máy bay Mỹ, bao gồm USS Chosin, USS Normandy, tàu tuần tra USCGC Kimball cùng lực lượng Thủy quân Lục chiến và Hải quân đã được triển khai tới Panama để tham gia tập trận song phương.
Phản ứng trước tối hậu thư của Mỹ, Đại sứ quán Trung Quốc tại Panama cùng ngày ra thông cáo bác bỏ mọi cáo buộc, khẳng định Bắc Kinh không quản lý hay can thiệp vào hoạt động của kênh đào. Phía Trung Quốc chỉ trích tuyên bố của ông Hegseth là “vô căn cứ” và tố cáo Mỹ gây áp lực nhằm ngăn cản hợp tác Panama - Trung Quốc.
Về phía Panama, chính quyền nước này nhấn mạnh rằng, kênh đào Panama là “di sản bất khả xâm phạm” và hoàn toàn do người Panama quản lý. Tổng thống Jose Raul Mulino khẳng định, không có bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc nắm quyền kiểm soát tuyến đường thủy này.
Kênh đào Panama dài 82 km, là tuyến đường thủy huyết mạch kết nối Thái Bình Dương với Đại Tây Dương. Mỹ là quốc gia sử dụng kênh đào Panama nhiều nhất khi tổng số container xuất nhập khẩu hàng hóa của Mỹ chiếm khoảng 73% lưu lượng đi qua kênh đào này.


Theo hãng thông tấn nhà nước Iran, các cuộc đàm phán chính thức đầu tiên với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump về chương trình hạt nhân của nước này diễn ra ngày 12/4 tại Oman “mang tính xây dựng”.
Israel cho biết quân đội nước này đã hoàn tất việc bao vây thành phố Rafah, phía Nam Gaza.
Iran và Mỹ đã tiến hành đàm phán cấp cao tại Oman nhằm khởi động các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân đang tiến triển nhanh chóng của Iran.
Một số thiết bị điện tử nhập khẩu vào Mỹ, bao gồm điện thoại thông minh, màn hình máy tính và nhiều linh kiện điện tử khác sẽ được miễn áp thuế đối ứng do chính quyền Tổng thống Donald Trump ban hành.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius ngày 11/4 tuyên bố, Berlin hiện không thể cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine vì đã cạn vũ khí đánh chặn này.
Ngày 12/4, quân đội Nga đạt bước tiến ở Shevchenko gần Pokrovsk. Trong khi đó, các nhóm tác chiến của Nga ở các mặt trận cũng gây nhiều thiệt hại về người và trang thiết bị cho Ukraine.
0