Mỹ - Nga nối lại đàm phán tại Thổ Nhĩ Kỳ
Tuy nhiên, vấn đề Ukraine - điểm nóng trong quan hệ hai nước, sẽ không nằm trong chương trình nghị sự.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, vòng đàm phán lần này sẽ chỉ tập trung vào việc ổn định hoạt động của các đại sứ quán, giải quyết nhân sự, tài trợ và điều kiện làm việc, hoàn toàn không đề cập tới các vấn đề an ninh hay chính trị, bao gồm cả xung đột Ukraine.
Hai vòng đàm phán trước đó đã diễn ra vào tháng 2 tại Riyadh và Istanbul, chủ yếu xoay quanh việc nối lại các chuyến bay thẳng và hỗ trợ tài chính cho các cơ quan đại diện.
Phái đoàn Nga lần này do Đại sứ Aleksandr Darchiev dẫn đầu, phía Mỹ do Phó Trợ lý Ngoại trưởng Sonata Coulter phụ trách.
Động thái này diễn ra trong lúc Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục chủ trương nối lại đối thoại với Nga, tách biệt khỏi đường lối cứng rắn của chính quyền tiền nhiệm, bất chấp chiến sự tại Ukraine đang leo thang.


Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius ngày 11/4 tuyên bố, Berlin hiện không thể cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine vì đã cạn vũ khí đánh chặn này.
Ngày 12/4, quân đội Nga đạt bước tiến ở Shevchenko gần Pokrovsk. Trong khi đó, các nhóm tác chiến của Nga ở các mặt trận cũng gây nhiều thiệt hại về người và trang thiết bị cho Ukraine.
Đến tháng 3/2025, các nước NATO đã chuyển cho Ukraine hơn 900 xe tăng, theo cổng thông tin Oryx chuyên theo dõi các đợt chuyển giao vũ khí.
Tập đoàn công nghệ Rostec của Nga đã chuyển giao cho quân đội Nga lô xe BMP-3 mới với lớp giáp bảo vệ được nâng cấp đáng kể.
Chỉ trong hơn 3 tháng, đã có hơn 600 ca nhiễm sởi được ghi nhận trên toàn nước Mỹ, gần gấp đôi tổng số ca của cả năm 2024.
Đối mặt với mức thuế quan cao chưa từng có của Mỹ, Trung Quốc không những không tìm cách đàm phán mà còn đáp trả Washington bằng mức thuế tương ứng.
0