Hé lộ trung tâm chỉ huy tuyệt mật ở Đức hỗ trợ Ukraine
Được thành lập vào năm 2022 với sự hợp tác của các đối tác Mỹ, trung tâm này đóng vai trò then chốt trong việc lập kế hoạch hoạt động chống lại lực lượng Nga trong cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine. Ông Zaluzhnyi mô tả đây là "vũ khí bí mật" định hình khả năng phối hợp và thực hiện các chiến lược quân sự phức tạp của Ukraine.
Tiết lộ này được Hãng thông tấn Belarus Nexta đưa tin qua tài khoản X, đã vén bức màn bí mật về một yếu tố quan trọng nhưng trước đây chưa được tiết lộ về sự hỗ trợ của phương Tây dành cho Ukraine, làm dấy lên câu hỏi về mức độ can dự của Mỹ và tầm quan trọng chiến lược của thành phố Đức này trong cuộc xung đột.

Wiesbaden, một thành phố yên bình ở phía Tây nước Đức, vốn được biết đến nhiều hơn với các suối nước nóng hơn là tầm quan trọng quân sự, thoạt nhìn có vẻ là một lựa chọn lạ lùng cho một hoạt động đầy rủi ro. Tuy nhiên, việc lựa chọn nơi này làm trung tâm không hề ngẫu nhiên. Thành phố là nơi tọa lạc của Clay Kaserne - một căn cứ quân sự chủ chốt của Mỹ, đồng thời là trụ sở của Bộ Tư lệnh Lục quân Mỹ tại châu Âu và châu Phi.
Chỉ cách trung tâm lịch sử của Wiesbaden vài dặm, Clay Kaserne từ lâu đã đóng vai trò trung tâm chỉ huy trong các chiến dịch quân sự của Mỹ trên toàn châu Âu. Từ khi cuộc chiến giữa Nga và Ukraine leo thang, vị thế của căn cứ này càng được củng cố. Việc Quân đoàn Dù XVIII - một lực lượng nổi tiếng với khả năng triển khai nhanh chóng và sẵn sàng chiến đấu cao có mặt tại đây đã càng nhấn mạnh tầm giá trị chiến lược của Wiesbaden.
Với cơ sở hạ tầng hiện đại, hệ thống liên lạc bảo mật và vị trí chiến lược gần các đồng minh NATO, Clay Kaserne đã trở thành một trung tâm lý tưởng để phối hợp từ xa với các lực lượng Ukraine cách hàng nghìn cây số. Không chỉ nổi bật về vị trí, nền tảng công nghệ tại đây cũng gây ấn tượng mạnh. Dù nhiều thông tin vẫn được giữ kín, có thể suy đoán rằng trung tâm này đã khai thác các hệ thống tối tân nhằm hỗ trợ hiệu quả cho nỗ lực quân sự của Ukraine.
Các công cụ như hình ảnh vệ tinh, dữ liệu chiến trường theo thời gian thực và tình báo tín hiệu có thể đã đóng vai trò then chốt, giúp các nhà hoạch định theo dõi chặt chẽ hoạt động điều quân của Nga cũng như xác định các mục tiêu có giá trị cao trên chiến trường.
Các hệ thống như Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao, hay HIMARS, mà Mỹ bắt đầu cung cấp cho Ukraine vào giữa năm 2022, có thể đã được tích hợp vào quy trình lập kế hoạch tại đây. HIMARS, do Lockheed Martin phát triển là một bệ phóng gắn trên xe tải có khả năng bắn tên lửa và tên lửa dẫn đường chính xác ở khoảng cách lên đến 300 km. Tính cơ động và độ chính xác của nó đã biến nó thành một yếu tố thay đổi cuộc chơi trên chiến trường, cho phép lực lượng Ukraine tấn công các sở chỉ huy, kho đạn dược và tuyến tiếp tế của Nga. Bằng cách cung cấp thông tin tình báo thời gian thực từ Wiesbaden cho các nhà điều hành Ukraine, Mỹ có thể tối đa hóa tác động của hệ thống mà không cần phải đưa quân đội Mỹ xuống mặt đất.
HIMARS tự nó đã là một kỳ tích của công nghệ hiện đại. Với trọng lượng khoảng 11 tấn khi được nạp đầy, hệ thống này có thể di chuyển với vận tốc lên tới 85 km/h và sẵn sàng khai hỏa chỉ sau vài phút kể từ khi đến vị trí phóng. Mỗi bệ phóng có thể mang theo sáu tên lửa thông thường hoặc một tên lửa thuộc Hệ thống tên lửa chiến thuật của quân đội (ATACMS), loại tên lửa có tầm bắn lên đến 300 km và đủ sức xuyên phá các công trình kiên cố.

So với hệ thống tên lửa phóng loạt BM-30 Smerch của Nga - với tầm bắn khoảng 90 km và độ chính xác thấp hơn - HIMARS thể hiện rõ lợi thế vượt trội về công nghệ. Việc tích hợp hệ thống vũ khí tinh vi này với nguồn tình báo gần như thời gian thực từ các trung tâm chỉ huy như Wiesbaden đã làm rõ lý do vì sao Tổng Tư lệnh quân đội Ukraine Zaluzhnyi xem đây là "vũ khí bí mật". Không chỉ nhờ vào thiết bị hiện đại, mà chính sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa dữ liệu và hành động mới là yếu tố quyết định, biến thông tin thành những đòn tấn công chính xác và hiệu quả.
Trong những tháng đầu của cuộc xung đột, quân đội Ukraine chủ yếu ở thế phòng thủ, đẩy lùi cuộc tấn công ban đầu của Nga vào Kiev và giữ vững phòng tuyến ở phía Đông. Tuy nhiên, đến cuối năm 2022, tình thế bắt đầu thay đổi. Nhờ các cuộc phản công ở Kharkiv và Kherson, Ukraine đã giành lại được lãnh thổ đáng kể, một phần là nhờ vào kế hoạch tỉ mỉ và sự hỗ trợ của phương Tây. Trung tâm chỉ huy có thể đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động này, cung cấp khuôn khổ hậu cần để chuyển thông tin tình báo từ vệ tinh và máy bay không người lái đến các chỉ huy tiền tuyến gần như theo thời gian thực.
Sự hỗ trợ này đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc tấn công táo bạo của Ukraine vào khu vực Kursk của Nga vào tháng 8 năm 2024, khi quân đội Ukraine vượt biên giới và chiếm giữ lãnh thổ Nga trong thời gian ngắn - một chiến dịch khiến Moscow sửng sốt và cho thấy sự tinh vi về mặt chiến thuật ngày càng tăng của Kiev.

Trong chiến dịch đó, lực lượng Ukraine xâm nhập sâu tới 32 km vào lãnh thổ Nga, bước tiến xa nhất của Ukraine kể từ khi chiến tranh nổ ra và cũng lé lộ vai trò có thể có của trung tâm Wiesbaden.
Tờ New York Times đưa tin vào tháng 3/2025 rằng, các sĩ quan Mỹ và Ukraine đã hợp tác chặt chẽ tại căn cứ Wiesbaden để chuẩn bị cho những cuộc tấn công như vậy - một mối quan hệ hợp tác đã được thiết lập từ nhiều năm trước cuộc tấn công tại Kursk. Dù chi tiết về từng chiến dịch vẫn được giữ kín, việc kết hợp giữa công nghệ tiên tiến của Mỹ và kinh nghiệm chiến trường của Ukraine tại trung tâm này có thể đã mang lại cho Kiev sự tự tin để đưa ra những quyết định táo bạo và đầy rủi ro.
Ngoài chiến trường, tiết lộ này còn mang ý nghĩa rộng hơn. Phương Tây từ lâu đã bị cáo buộc tiến hành chiến tranh ủy nhiệm tại Ukraine và tuyên bố về trung tâm chỉ huy bí mật này có thể là bằng chứng cho điều đó.


Theo hãng thông tấn nhà nước Iran, các cuộc đàm phán chính thức đầu tiên với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump về chương trình hạt nhân của nước này diễn ra ngày 12/4 tại Oman “mang tính xây dựng”.
Israel cho biết quân đội nước này đã hoàn tất việc bao vây thành phố Rafah, phía Nam Gaza.
Iran và Mỹ đã tiến hành đàm phán cấp cao tại Oman nhằm khởi động các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân đang tiến triển nhanh chóng của Iran.
Một số thiết bị điện tử nhập khẩu vào Mỹ, bao gồm điện thoại thông minh, màn hình máy tính và nhiều linh kiện điện tử khác sẽ được miễn áp thuế đối ứng do chính quyền Tổng thống Donald Trump ban hành.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius ngày 11/4 tuyên bố, Berlin hiện không thể cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine vì đã cạn vũ khí đánh chặn này.
Ngày 12/4, quân đội Nga đạt bước tiến ở Shevchenko gần Pokrovsk. Trong khi đó, các nhóm tác chiến của Nga ở các mặt trận cũng gây nhiều thiệt hại về người và trang thiết bị cho Ukraine.
0