Cần thêm nhiều ưu đãi để doanh nghiệp phục hồi sản xuất
Muốn giữ được đà tăng trưởng này đến cuối năm, cần triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như đẩy mạnh việc kích cầu tiêu dùng thông qua giảm giá hàng tiêu dùng; giảm thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp; tăng cho vay tiêu dùng ...
Một trong những yếu tố quan trọng liên tục được đề cập đến gần đây là chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) để kích thích người tiêu dùng mua sắm nhiều hơn; các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sẽ quay vòng vốn tốt hơn.
Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, nhận định: ''Đây là chính sách có thể đến ngay được doanh nghiệp, không phải qua bộ máy tổ chức thực thi, cũng không cần độ trễ về thời gian nên hiệu ứng rất lớn''.

Cần thêm nhiều ưu đãi để doanh nghiệp phục hồi sản xuất.
Các chính sách ưu đãi, chương trình hỗ trợ của Chính phủ đã giúp doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh giảm chi phí mua nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào khác, tăng khả năng phục hồi, mở rộng kinh doanh, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, kích cầu tiêu dùng.
Chính người tiêu dùng cũng được hưởng lợi trực tiếp do giá hàng hóa, dịch vụ được duy trì ở mức ổn định, phù hợp kinh tế của nhiều gia đình.
Bà Nguyễn Thị Phương - Phó TGĐ Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG, cho biết: ''Chính sách hỗ trợ một phần cho vốn sản xuất kinh doanh và một phần nhỏ cho chi phí sản xuất kinh doanh, sản xuất kinh doanh của TNG được cải thiện rất nhiều''.

TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), cho rằng: ''GDP của chúng ta còn thấp cũng như thu ngân sách tương đối đảm bảo trong năm 2023 và đầu năm 2024. Chính vì vậy tôi rất đồng tình với quan điểm của chính phủ là tiếp tục kiên định các chính sách nghiêng về hướng phục hồi tăng trưởng hơn là giữ ổn định các yếu tố vĩ mô như những năm trước''.

Ước tính cả năm 2024, việc giảm thuế VAT sẽ làm giảm thu trong ngắn hạn gần 47.500 tỉ đồng, nhưng nếu doanh nghiệp phát triển, kinh doanh hiệu quả, sẽ lại có đóng góp nhiều hơn vào ngân sách nhà nước. Đây được coi là kỳ vọng nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại – dịch vụ, phục hồi phát triển kinh tế.
Thuế quan sẽ là một "cơn gió ngược" đối với các ông lớn trong ngành giày thể thao, làm tăng sự biến động trong thương mại mà các nhà bán lẻ giày dép đang cố gắng điều hướng.
Da giày nằm trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động lớn trước chính sách thuế mới của Mỹ, các doanh nghiệp ngành này đang tìm cách ứng phó để giảm tác động đối với sản xuất kinh doanh.
Mới đây, Keppel đã thoái toàn bộ 42% vốn tại liên doanh giữa Tiến Phước, Keppel Land và Trần Thái, chính thức rút khỏi dự án do lỗ luỹ kế 32 tỷ đồng.
Theo Cục Thống kê, tổng vốn doanh nghiệp đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong quý I/2025 đạt 1,38 triệu tỷ đồng, tăng gần 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2024.
Mỗi mùa đại hội cổ đông, các doanh nghiệp lớn thường tốn cả trăm triệu vào việc gửi thư đảm bảo cho từng cổ đông. Vậy, góc nhìn xung quanh câu chuyện này là gì?
Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường hiện nay vẫn cao hơn tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
0