Giữ nhỏ hay dám lớn?

Mặc dù Chính phủ đặt mục tiêu có thêm 1 triệu doanh nghiệp từ nay đến 2030, nhưng rào cản về thuế, thủ tục và quy mô hoạt động đang khiến nhiều hộ kinh doanh ngần ngại “lớn lên”.

Chuyện hai quán phở

Quán Phở Lâm - một trong những cái tên nổi bật trong làng phở Hà Nội, nằm ngay trên phố Hàng Vải, quận Hoàn Kiếm. Mặc dù đã mở cửa phục vụ thực khách suốt nhiều năm, quán vẫn hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể, chứ không phải một doanh nghiệp chính thức. Dù chỉ là hộ kinh doanh nhỏ, nhưng mỗi ngày Phở Lâm vẫn thu hút hàng nghìn khách, đặc biệt là những người Hà Nội yêu thích hương vị phở truyền thống.

Anh Vũ Bảo Lâm, chủ quán Phở Lâm cho biết: "30 năm nay, nhà tôi luôn duy trì truyền thống duy nhất một cửa hàng này để phục vụ thực khách. Nhà tôi chỉ truyền cho người trong nhà trực tiếp bán hàng và làm mọi công việc quan trọng nhất".

Nhiều thực khách dù rất mong muốn quán phở yêu thích sẽ mở rộng quy mô, nhưng cũng bày tỏ sự lo lắng chất lượng không thể đảm bảo.

Ông Phạm Quốc Bình (Đống Đa) chia sẻ: "Nếu quán mà có nhiều cơ sở thì cũng rất tốt, dễ tiếp cận hơn với thực khách và chúng tôi cũng không phải đi xa mỗi khi muốn ăn. Tuy nhiên, để có thể điều hành được thì vai trò của người chủ là rất quan trọng và cần phải ngày một nâng cao chất lượng dịch vụ".

Trong khi Phở Lâm hay phở Bát Đàn vẫn giữ hình thức hộ kinh doanh cá thể, Phở 10 Lý Quốc Sư đã phát triển thành một thương hiệu lớn. Cách đây hơn 10 năm, bà Nghiêm Lan Anh, chủ quán, đã quyết định thành lập "Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Phở 10 Lý Quốc Sư" và chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể sang doanh nghiệp tư nhân. Điều này không chỉ giúp Phở 10 Lý Quốc Sư mở rộng quy mô, mà còn đưa thương hiệu phở này vươn ra thế giới, đặc biệt là với du khách quốc tế.

Không chỉ Phở 10 Lý Quốc Sư, rất nhiều quán phở khác đã chọn con đường phát triển doanh nghiệp, mở rộng mạng lưới cơ sở và gặt hái thành công. Việc phát triển thương hiệu không chỉ giúp nâng cao giá trị món phở mà còn tạo cơ hội để kinh doanh lớn mạnh, đặc biệt trong việc quảng bá món ăn truyền thống ra thế giới.

Chông gai đường khởi nghiệp

Kinh tế tư nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tại Hà Nội, nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ đang bắt đầu tìm hiểu và chuẩn bị chuyển đổi mô hình. Tuy nhiên, hành trình chuyển đổi khiến họ phải đối mặt với không ít những chông gai.

Nằm ở số nhà 61 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, quán phở Thìn Bờ Hồ đã quen thuộc với rất nhiều người. Từ một quán phở nhỏ trong con ngõ gần Bờ Hồ, hương vị phở đặc trưng của ông Thìn đã chinh phục biết bao thực khách.

Năm 2023 đánh dấu một bước chuyển mình quan trọng của Phở Thìn Bờ Hồ khi gia đình ông thành lập Công ty TNHH Phát triển Thương hiệu Phở Thìn, đồng thời hợp tác chiến lược với Thương hiệu Chin-su thuộc Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan, ra mắt sản phẩm phở ăn liền “Phở Story”.

Anh Bùi Chí Thành, chủ thương hiệu Phở Thìn Bờ Hồ cho biết: "Thương hiệu Phở Thìn Bờ Hồ đã trải qua quá trình hơn 70 năm. Đây là thương hiệu do ông tôi để lại nên sẽ được chia sẻ cho rất nhiều người con. Công ty được thành lập để có thể thống nhất thương hiệu và chia sẻ cổ phần cho tất cả mọi người. Từ đó có thể làm việc với các tập đoàn lớn".

Mặc dù Phở Thìn Bờ Hồ đã có những bước tiến trong việc mở rộng mô hình kinh doanh, song hành trình ấy cũng không tránh khỏi những thách thức.

"Nhiều người trong gia đình không hiểu hoặc sợ sự thay đổi, bởi mô hình kinh doanh truyền thống sẽ dễ hiểu hơn với đại đa số mọi người. Nên để thuyết phục mọi người phát triển thương hiệu khá khó", chủ thương hiệu Phở Thìn Bờ Hồ cho biết thêm.

Cùng kinh doanh về phở, ông chủ thương hiệu Phở Thìn Lò Đúc dự định ngay trong tháng 4 này sẽ chuyển đổi mô hình kinh doanh. Tuy nhiên, người sáng lập thương hiệu vẫn không khỏi trăn trở về những vấn đề liên quan đến tính pháp nhân.

Ông Nguyễn Trọng Thìn, chủ thương hiệu Phở Thìn 13 Lò Đúc cho biết: "Cá nhân tôi đi hợp tác trong và ngoài nước theo hướng truyền tải. Tôi cũng đang xúc tiến con gái tôi phát triển hơn để có tính pháp nhân".

Thực tế cho thấy, hành trình “lên” doanh nghiệp không hề dễ dàng. Câu chuyện của hai thương hiệu phở nổi tiếng tại Hà Nội cũng là nỗi lòng chung của nhiều hộ kinh doanh.

Làm thế nào để hộ kinh doanh nghĩ sâu, làm lớn?

Đó chỉ là câu chuyện từ các hộ kinh doanh - doanh nghiệp phở. Còn trên cả nước hiện có khoảng 5 triệu hộ kinh doanh các ngành nghề khác nhau, nhưng cũng rất ít trong số đó muốn chuyển đổi thành doanh nghiệp. Mặc dù Chính phủ đặt mục tiêu có thêm 1 triệu doanh nghiệp từ nay đến năm 2030, nhưng rào cản về thuế, thủ tục và quy mô hoạt động đang khiến nhiều hộ kinh doanh ngần ngại “lớn lên”. Liệu có giải pháp nào giúp họ mạnh dạn bước vào sân chơi doanh nghiệp?

Bà Nguyễn Thị Hằng (phường Trương Định, quận Hoàng Mai) đã kinh doanh hàng tạp hóa suốt nhiều năm tại một khu chợ sầm uất, nhưng vẫn chỉ đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Với bà, giữ quy mô nhỏ giúp mọi thứ đơn giản hơn. “Hàng hóa phải trôi, thu nhập phải cao thì mới làm được điều ấy (chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp). Bởi thu nhập thấp mà gánh thêm các khoản thuế, phí thì sẽ khó khăn và phức tạp hơn. Hiện tại, hộ kinh doanh của tôi đang đóng phí theo vé chợ rất bình dân", bà Hằng nói.

Không chỉ các hộ bán lẻ, nhiều mô hình kinh doanh có doanh thu cao cũng chọn cách duy trì hộ kinh doanh thay vì thành lập doanh nghiệp. Như quán cà phê của anh Vũ Văn Kiệm ở phố Nguyễn Xí, dù khách ổn định nhưng anh vẫn chưa muốn chuyển đổi. Anh cho biết: "Hai vợ chồng mình làm nhỏ lẻ cũng linh hoạt hơn khi kê khai thuế. Làm doanh nghiệp lớn hơn nó cũng phức tạp hơn".

Giả sử cùng một quán cà phê, với doanh thu khá lớn, khoảng 1,5 triệu đồng/ngày, tương đương 500 triệu đồng/năm. Nếu là hộ kinh doanh, một năm họ chỉ phải nộp thuế giá trị gia tăng 5% trên doanh thu, thuế thu nhập cá nhân 2% trên doanh thu và lệ phí môn bài 1 triệu đồng. Tổng thuế khoảng 36 triệu đồng/năm.

Nhưng nếu lên doanh nghiệp, họ sẽ phải nộp thuế giá trị gia tăng có thể tới 40 triệu đồng. Giả sử với doanh thu 500 triệu đồng, lợi nhuận 20% là 100 triệu đồng, họ phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 20% trên lợi nhuận, là 20 triệu đồng. Lệ phí môn bài 2 triệu đồng. Tổng thuế khoảng 62 triệu đồng một năm. Chênh lệch này là một trong những nguyên nhân khiến các hộ kinh doanh “ngại lớn”.

Tiến sĩ Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia cho rằng: "Cần khuyến khích họ lên doanh nghiệp siêu nhỏ. Miễn giảm thuế 3-5 năm đầu. Hỗ trợ họ về kế toán, tháo gỡ về pháp lý cho bộ máy của doanh nghiệp siêu nhỏ phù hợp với bộ máy thực tiễn Việt Nam".

Nhiều doanh nghiệp đã kinh doanh ổn định cũng cho rằng, cần có mô hình “doanh nghiệp siêu nhỏ” với quy định linh hoạt hơn để tạo động lực cho các hộ kinh doanh.

Giai đoạn 2010-2024, các hộ kinh doanh đóng góp 27% GDP, nhưng nay giảm còn 21%. Nếu có cơ chế phù hợp, các hộ kinh doanh không chỉ lớn mạnh mà còn trở thành động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giá vàng nhẫn, vàng SJC ngày 5/4 đồng loạt giảm mạnh với giá mua vào vàng nhẫn chỉ còn hơn 96 triệu đồng/lượng.

Giá vàng đã giảm hơn 3% trong phiên giao dịch ngày 4/4 khi nhà đầu tư ồ ạt bán tháo nhằm bù đắp khoản thua lỗ do thị trường chứng khoán toàn cầu lao dốc sau tuyên bố về thuế quan của Tổng thống Mỹ.

Chính phủ Việt Nam đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng từ 1-3 tháng để đàm phán với tinh thần đảm bảo công bằng, cả hai bên cùng có lợi, theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.

Nhờ sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo và tự động hóa, nhiều doanh nghiệp đang cắt giảm đáng kể ngân sách quảng cáo mà vẫn giữ được, thậm chí nâng cao hiệu quả bán hàng.

Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng mạnh ở mức 7,7% trong quý I/2025 (tăng từ mức 7,6% trong quý IV/2024).

Chính phủ Trung Quốc ngày 4/4 tuyên bố sẽ áp thuế đối ứng 34% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc từ ngày 10/4.