Đơn hàng xuất khẩu dệt may giảm khi Mỹ áp thuế
46% là một mức thuế cao vượt ra ngoài dự đoán của doanh nghiệp trước đó. Với ngành dệt may, các doanh nghiệp đang lo ngại đơn hàng trong vài tháng tới có thể sụt giảm mạnh bởi mức thuế này.
Tại Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư Thương mại Thành Công (TCM), 25% sản phẩm dệt may của doanh nghiệp được xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Đơn hàng đã ký đủ để sản xuất đến quý III. Với mức thuế lên đến 46% mà Mỹ sẽ áp dụng với hàng hóa Việt Nam, các đơn hàng cũ và mới của doanh nghiệp đều bị tác động.
Ông Trần Như Tùng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư Thương mại Thành Công (TCM) cho biết: “Cầu của người dân Mỹ sẽ giảm vì chi phí tăng nên người ta sẽ thắt chặt chi tiêu. Chưa biết sắp tới các nhà mua hàng sẽ như thế nào? Chúng tôi đang chủ động liên hệ với khách hàng để tìm hiểu xem tình hình. Có thể là sẽ ngồi lại với nhau để đàm phán có một giá phù hợp ở cả hai phía mua hàng và bán hàng”.
Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành dệt may Việt Nam, với kim ngạch đạt hơn 10 tỷ USD trong năm 2024, chiếm khoảng 40% tổng giá trị xuất khẩu. Một số doanh nghiệp cho biết, đơn hàng đầu năm của thị trường này khá tốt nhưng sau đó đã chững lại, thậm chí sụt giảm vì các đối tác ở Mỹ chờ tín hiệu về mức thuế.
Ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jeans chia sẻ: “Đơn hàng tại Mỹ theo kế hoạch chúng tôi đã sản xuất đến hết tháng 2. Trong tháng 2, tháng 3 có giảm vì hai bên lo ngại Mỹ có thể áp thuế 25% và chúng ta không cạnh tranh lại. Tuy nhiên, hiện Mỹ đột ngột áp thuế đến 45%, do vậy, chúng tôi có thể sẽ phải ngừng lại trong 1-2 tháng để xem tình hình thị trường và giá cả như thế nào”.
Tiến sĩ Huỳnh Thanh Điền, chuyên gia kinh tế nhận định: “Mỹ không có sản xuất dệt may nhiều nhưng ở Mỹ họ có 10 nhà bán lẻ rất lớn phân phối các sản phẩm này. 10 nhà bán lẻ đó họ sẽ giảm lợi nhuận, tiêu dùng của Mỹ sẽ giảm theo. Vì vậy, xuất khẩu vào Mỹ chắc chắn sẽ giảm. Ở góc độ cạnh tranh, Việt Nam sẽ cạnh tranh không lại với những nước như Ấn Độ, Brazil".
Hai tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu hơn 7 tỷ USD hàng dệt may và tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ vẫn chiếm khoảng 40%. Nếu mức thuế suất 46% chính thức được áp dụng trong thời gian tới, các doanh nghiệp cho rằng, mục tiêu xuất khẩu 48 tỷ USD trong năm nay của ngành dệt may khó mà đạt được.


Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba bày tỏ sự thận trọng đối với việc cắt giảm thuế tiêu dùng, như một biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thông báo hủy đăng ký giao dịch 2,5 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần Dịch vụ Xuất bản Giáo dục Hà Nội (UPCoM: EPH) kể từ ngày 27/5/2025.
Giá vàng miếng SJC và nhẫn trơn theo đà lao dốc của giá vàng thế giới, đồng loạt giảm 1 triệu đồng/lượng vào sáng 12/5.
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) đề xuất quy định áp dụng thống nhất mức thuế suất ưu đãi 10% đối với tất cả các loại hình báo chí, tương tự như chính sách ưu đãi đang áp dụng cho báo in.
Các chỉ số chứng khoán tương lai, cổ phiếu thế giới và đồng USD đã phản ứng tích cực sau khi Mỹ và Trung Quốc xác nhận có “tiến triển đáng kể” trong các cuộc đàm phán thương mại giữa hai nước.
Thị trường chứng khoán Việt phản ánh tích cực trước thông tin Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận đàm phán thuế quan mới. Thanh khoản thị trường cũng tăng so với phiên giao dịch trước đó.
0