Doanh nghệp xuất khẩu dệt may đối mặt nhiều áp lực
Thống kê cho thấy, trong hai tháng đầu năm, xuất khẩu dệt may đạt 5,6 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ và là 1 trong 4 ngành hàng có kim ngạch trên 5 tỷ USD.
Theo nhận định của Hiệp hội Dệt may, xuất khẩu mặc dù diễn biến tích cực nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là ở thị trường Mỹ, nơi chiếm đến 40% kim ngạch. Việt Nam đứng thứ hai về xuất khẩu hàng may mặc vào nước này, sau Trung Quốc.
Trong khi đó, ngành dệt may phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc. Trường hợp Mỹ áp thuế bởi lý do này, đây sẽ là đòn giáng nặng nề dù hiện nguy cơ chưa xảy ra.
Vì vậy, Hiệp hội Dệt may khuyến nghị các doanh nghiệp theo dõi sát diễn biến thị trường để ứng phó kịp thời, đồng thời tận dụng cơ hội trong nửa đầu năm để tăng trưởng xuất khẩu, đàm phán FOB với đơn hàng giao hàng sau tháng 6.


Canada là nước đầu tiên tuyên bố áp thuế trả đũa sau khi Mỹ công bố kế hoạch áp thuế đối ứng đối với hàng hoá nhập khẩu.
Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định tiếp tục điều chỉnh tăng giá bán lẻ xăng dầu từ 15h chiều 3/4.
VN-Index vừa có phiên điều chỉnh mạnh nhất trong lịch sử với nhịp giảm gần 88 điểm, mất 6,68% - gần biên độ dao động tối đa là 7% theo quy chế giao dịch của HoSE.
Nhiều doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề đã tổ chức họp khẩn trong sáng 3/4 nhằm tìm giải pháp giảm thiểu thiệt hại, trước thông tin Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam.
Thông tin Mỹ áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam đã gây chấn động thị trường, vượt xa mọi dự đoán từ giới chuyên gia, doanh nghiệp và cả chính các nhà đầu tư Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với hơn 180 nền kinh tế, dự báo sẽ làm suy yếu nền kinh tế thế giới vốn đang mới phục hồi sau giai đoạn lạm phát ảnh hưởng bởi xung đột địa chính trị.
0