Cước vận tải biển tăng cao gấp ba lần
Giá cước vận chuyển container trung bình trên toàn cầu đã tăng gấp ba lần trong một năm qua và đang trên đà tiến đến các mức cao được ghi nhận trong đại dịch COVID-19 ở một số tuyến hàng hải.
Doanh nghiệp Ferroli Asean bán hàng theo hình thức FOB (tức bên mua sẽ phải thuê tàu chở và chịu chi phí vận tải biển). Do đó khi giá cước vận tải biển tăng lên, dù không chịu ảnh hưởng nhiều nhưng doanh nghiệp vẫn quan ngại về số lượng đơn hàng xuất khẩu sụt giảm.
"Giá cước vận tải đã tăng trong thời gian qua, cũng không ảnh hưởng gì đến bên tôi nhưng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng", bà Đặng Thị Hoài – Phó TGĐ Công ty Ferroli Asean, cho biết.

Giá cước tàu biển từ Việt Nam đi châu Âu ở mức từ 4.000 - 5.000 USD/container, tăng gấp 2 - 3 lần so với cuối năm ngoái. Giá cước đi khu vực gần như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đông Nam Á cũng tăng, dao động từ 1.000 - 2.000 USD/container.
Giá cước tàu biển biến động thất thường khiến doanh nghiệp gặp khó vì chi phí xuất khẩu tăng mạnh và bị động trong việc đàm phán giá với đối tác.
Trước tình trạng giá cước vận tải biển tăng cao, ông Lê Quang Trung – Phó TGĐ Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, cho rằng việc giá cước tăng liên quan trực tiếp đến phối hợp giữa nhà sản xuất, nhà bán hàng, người mua hàng và các nhà xuất nhập khẩu. Cần có sự đồng hành phối hợp của các nhà vận tải khai thác cảng biển và khai thác tàu biển để thu xếp kế hoạch giao hàng cho phù hợp.
Bên cạnh việc tăng giá cước, các khoản phí phải trả trực tiếp tại cảng là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam lo lắng. Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã làm việc với các hãng tàu về một mức tăng nhất định, không quá cao để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu.

Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, cho biết: "Vừa qua, các cơ quan chức năng như Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Xuất nhập khẩu đã có trao đổi và có văn bản gửi đến các hiệp hội, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistic cũng như doanh nghiệp về xuất nhập khẩu, cần có sự chia sẻ giữa các đối tượng, giữa các bên. Đặc biệt với các hãng tàu, việc tăng các khoản phí cần phải xem xét một cách cẩn trọng và có sự cân nhắc đến tình hình xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam".


UBND thành phố Hà Nội vừa công bố kế hoạch thực hiện chỉ thị của Thủ tướng về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tổng cầu tăng từ doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng mạnh bốn tháng đầu năm nay, không chỉ phản ánh nhu cầu của người tiêu dùng và nhà đầu tư đã dần quay trở lại, mà còn tạo dư địa cho doanh nghiệp nội vươn lên.
Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh ghi nhận doanh thu quý I/2025 đạt 924,9 tỷ đồng, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc doanh thu từ mảng bán bất động sản giảm 18,8%, còn 666,3 tỷ đồng.
Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị mới ban hành là một định hướng chiến lược quan trọng, nhấn mạnh vai trò then chốt của kinh tế tư nhân, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa là lực lượng nòng cốt.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết trong phiên họp Quốc hội sáng nay (9/5), việc sửa Luật Doanh nghiệp nhằm hoàn thiện khung pháp lý, thúc đẩy chuyển đổi số, đơn giản hóa thủ tục, đồng thời siết chặt tình trạng “vốn ảo”, doanh nghiệp “ma”, mua bán hóa đơn trái phép.
Trong cuộc họp mới đây do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên - Trưởng Đoàn đàm phán Chính phủ chủ trì, lãnh đạo các Tập đoàn, Tổng công ty lớn của Việt Nam đã thống nhất tìm giải pháp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy các thỏa thuận thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
0