Ngành dệt may ứng phó với mức thuế 46%
Một doanh nghiệp đã có đến hai cuộc họp trực tuyến trong ngày với Tập đoàn dệt may Việt Nam và một cuộc họp nội bộ với Phòng Thị trường để nắm bắt, cập nhật thông tin và xây dựng các kịch bản ứng phó.
Năm nay, công ty May 10 đặt mục tiêu doanh thu 5.055 tỷ đồng và ước tính trên 90% sẽ đến từ kim ngạch xuất khẩu, riêng thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng trên 60%. Bài toán không hề đơn giản nếu mức thuế 46% được áp cho dệt may sau gần một tuần nữa.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Giám đốc điều hành Tổng Công ty May 10 cho biết: “Khi áp mức thuế cao như thế thì giá cả, lạm phát gia tăng, nhu cầu tiêu dùng giảm, chắc chắn ảnh hưởng đến đầu vào của doanh nghiệp. Lạm phát tăng và nhu cầu tiêu dùng giảm khiến doanh số sản phẩm thấp. Ngoài ra còn nguy cơ đơn hàng chuyển sang các quốc gia có mức thuế thấp hơn".
Hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ đang chịu thuế suất trung bình 18%, nếu áp mức thuế quan mới sẽ tăng thêm 28%. Tập đoàn dệt may Việt Nam nhìn nhận câu chuyện ở hai góc độ. Thứ nhất đây là lần tăng thuế với tất cả các nước xuất khẩu dệt may vào Mỹ, chứ không riêng gì Việt Nam. Thứ hai, các đối thủ cạnh tranh cũng bị áp mức thuế tương đối cao. Vì vậy Tập đoàn khuyến nghị các đơn vị thành viên hết sức bình tĩnh vì thông tin hiện nay mới chỉ là bước đầu, cần có thời gian để nhận diện, đánh giá rõ hơn.
Ông Cao Hữu Hiếu - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết: “Chúng tôi rất tin tưởng vào động thái của Chính phủ sẽ có những giải pháp linh hoạt, hai bên sẽ thương thảo để đưa ra được mức thuế hợp lý nhất. Về phía Việt Nam, chúng ta vẫn còn dư địa để cải thiện cán cân thương mại ngành dệt may, ví dụ ngành dệt may Việt Nam có thể tăng cường mua bông của Mỹ".
Việt Nam là nước xuất khẩu dệt may lớn thứ hai vào thị trường Mỹ, chỉ sau Trung Quốc. Theo ước tính, trên 50% trong tổng kim ngạch 47 – 47,5 tỷ USD của toàn ngành trong năm nay sẽ vào thị trường này.
Mỹ là thị trường quan trọng và rất khó thay thế, song nếu kịch bản xấu nhất xảy ra, doanh nghiệp cũng có những giải pháp thích ứng. Ông Cao Hữu Hiếu - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết: “Chúng ta phải linh hoạt trong sản xuất, kết hợp quản trị tốt với đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ cao, giảm chi phí, giữ được thị phần và khách hàng. Đồng thời tính đến chuỗi cung ứng mới, tìm kiếm thêm thị trường cung cấp nguyên phụ liệu".
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Giám đốc điều hành Tổng Công ty May 10 cho biết: “Thứ nhất là đa dạng hóa thị trường, tận dụng các FTA; thứ hai là giảm sự phụ thuộc nguồn cung từ Trung Quốc; thứ ba là tiết kiệm trên mọi lĩnh vực để giảm chi phí, cung cấp cho khách mức giá cạnh tranh nhất".
Dù đối diện với nhiều thách thức, các doanh nghiệp dệt may vẫn đang nỗ lực tìm giải pháp linh hoạt thích ứng, biến khó khăn thành cơ hội phát triển bền vững.


MWG vừa chính thức bổ nhiệm ông Vũ Đăng Linh làm Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật, đánh dấu bước chuyển giao quan trọng sau khi ông Trần Huy Thanh Tùng - một trong những nhà sáng lập rút lui khỏi vị trí điều hành.
Giá dầu trong phiên giao dịch 3/4 đã ghi nhận mức sụt giảm tính theo phần trăm lớn nhất kể từ năm 2022, sau khi các nước xuất khẩu dầu bất ngờ quyết định tăng sản lượng, chỉ một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố những biện pháp thuế quan mới.
Giá vàng nhẫn và vàng miếng trong nước ngày 4/4 tiếp tục lao dốc theo đà giảm của giá vàng thế giới, xuống dưới 102 triệu đồng/lượng.
Novaland vừa công bố đơn từ nhiệm của hai thành viên HĐQT là ông Ng Teck Yow và bà Nguyễn Mỹ Hạnh với lý do tái cấu trúc và nguyện vọng cá nhân.
Thị trường chứng khoán Mỹ và đồng USD ngày 3/4 đã tụt dốc mạnh, khi các nhà giao dịch phản ứng với thông báo thuế quan mà Tổng thống Donald Trump đưa ra một ngày trước đó.
Thị trường chứng khoán ngày 4/4 tiếp tục lao dốc. Ngay khi thị trường mở cửa, đà bán tháo điên cuồng đã khiến thị trường bốc hơi hơn 70 điểm, chạm đáy 1.158,43 điểm.
0