Ông Phạm Nhật Vượng tài trợ hơn 1 tỷ USD cho VinFast
Đây là nguồn lực đáng quý mà không phải doanh nghiệp nào cũng nhận được. VinFast tương đối may mắn khi những bước chân đầu tiên đã có sự đỡ đầu của một trong những doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam và vị tỷ phú giàu nhất Việt Nam.
Sự tài trợ tương tự như một tấm vé số trúng giải độc đắc. Sau khi trừ thuế, chúng ta vẫn nhận về rất nhiều tiền mà không phải mất công sức gì.
VinFast cũng vậy. Khác với các khoản vay ngân hàng và phát hành trái phiếu phải chịu lãi suất, khoản tài trợ của ông Vượng là cho không, công ty không mất chi phí gì. Thực ra, khoản tài trợ này có ý nghĩa rất lớn không chỉ với VinFast, mà còn với cả Vingroup nữa.
Là khoản tiền tài trợ nên Vingroup - với vai trò là công ty mẹ của VinFast đã được ghi nhận là khoản doanh thu khác trên báo cáo lãi lỗ của tập đoàn. Tính toán khoản này cụ thể tác động như thế nào đến kết quả kinh doanh của Vingroup rất khó, bởi chúng ta không đủ thông tin về khoản thuế đánh trên thu nhập này.
Trong khi 8.300 tỷ đồng nhận từ ông Vượng được Vingroup ghi nhận như một khoản doanh thu (doanh thu trước thuế), lợi nhuận của tập đoàn từ hoạt động kinh doanh là gần 11.700 tỷ đồng. Như vậy, riêng khoản tiền nhận từ ông Vượng đã tương đương tới 71% lợi nhuận của cả tập đoàn làm ra trong suốt cả năm.
Thực ra, lợi nhuận của Vingroup không nhiều đến vậy, bởi thực tế Tập đoàn này đã hạch toán hàng chục nghìn tỷ đồng qua các thương vụ thoái vốn rầm rộ trong năm.
Nói đến lợi nhuận của Vingroup, theo báo cáo của Vingroup, Tập đoàn lãi trước thuế hơn 16.700 tỷ đồng trong năm 2024, trong khi chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Vingroup phải chịu lên tới hơn 12.900 tỷ đồng, tương đương 77% lãi trước thuế.
Theo quy định, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ có 20%. Tại sao thuế suất với Vingroup lại cao đến vậy, tới 77%.
Báo cáo Tài chính của Vingroup là báo cáo hợp nhất, cho nên nó cộng ngang toàn bộ doanh thu, chi phí lợi nhuận của các công ty con. Công ty con của Vingroup có hai đại diện đáng lưu ý nhất là Vinhomes có mức lợi nhuận kỷ lục của sàn chứng khoán Việt Nam với hơn 35.000 tỷ đồng và VinFast với khoản lỗ tới 46.700 tỷ đồng chỉ trong 9 tháng đầu năm, theo báo cáo được công ty công bố trên Ủy ban Chứng khoán Mỹ. Trong năm 2024, khoản lỗ của VinFast còn tăng thêm.
Nói về thuế, nếu lỗ, doanh nghiệp được miễn thuế; nếu lãi, thì phải đóng thuế đủ. Như vậy, báo cáo của Vingroup về kỹ thuật là tổng hợp báo cáo của Vinhomes, VinFast và của các công ty khác nữa. Vingroup phải chịu mức thuế rất cao từ Vinhomes và các công ty khác, trong khi lợi nhuận thì bị VinFast "cắn hết". VinFast lỗ sâu không giúp Vingroup giảm thuế, chi phí thuế vì thế đội lên rất cao so với lãi trước thuế.
VinFast lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Mỹ - còn gọi là US GAAP, còn Vingroup lập theo chuẩn mực kế toán Việt Nam. Theo chuẩn mực kế toán Mỹ, VinFast không được ghi nhận lợi nhuận từ khoản nhận tài trợ từ ông Vượng, trong khi chuẩn mực Việt Nam cho phép. Đó là lý do dù nhận tiền, VinFast vẫn không bớt lỗ trong năm 2024.


Canada là nước đầu tiên tuyên bố áp thuế trả đũa sau khi Mỹ công bố kế hoạch áp thuế đối ứng đối với hàng hoá nhập khẩu.
Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định tiếp tục điều chỉnh tăng giá bán lẻ xăng dầu từ 15h chiều 3/4.
VN-Index vừa có phiên điều chỉnh mạnh nhất trong lịch sử với nhịp giảm gần 88 điểm, mất 6,68% - gần biên độ dao động tối đa là 7% theo quy chế giao dịch của HoSE.
Nhiều doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề đã tổ chức họp khẩn trong sáng 3/4 nhằm tìm giải pháp giảm thiểu thiệt hại, trước thông tin Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam.
Thông tin Mỹ áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam đã gây chấn động thị trường, vượt xa mọi dự đoán từ giới chuyên gia, doanh nghiệp và cả chính các nhà đầu tư Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với hơn 180 nền kinh tế, dự báo sẽ làm suy yếu nền kinh tế thế giới vốn đang mới phục hồi sau giai đoạn lạm phát ảnh hưởng bởi xung đột địa chính trị.
0