'Mở khóa' phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam
Kinh tế tư nhân đang là khu vực đông đảo nhất, đóng góp lớn nhất cho nền kinh tế Việt Nam với gần một triệu doanh nghiệp và khoảng năm triệu hộ kinh doanh cá thể.
Khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp khoảng 51% GDP, hơn 30% ngân sách Nhà nước, nhưng hiện nay vẫn chưa được đối xử bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, chẳng hạn như việc tiếp cận các nguồn lực, hưởng các chính sách ưu đãi về thuế phí.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8% trong năm nay, theo các chuyên gia, nền kinh tế sẽ cần huy động khoảng 174 tỷ USD, trong đó khu vực tư nhân đóng góp đến 60% thì cần những chính sách mới đột phá, tháo gỡ những điểm nghẽn cho khu vực này.
Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Khóa XV cho biết: "Những giải pháp mới và hướng tới đột phá là phải hướng đến thúc đẩy quyền tự do kinh doanh mạnh mẽ, để kích thích mọi sự sáng tạo. Kinh nghiệm thực tế trên thế giới cho thấy, có rất nhiều mô hình để thúc đẩy mô hình tự do kinh doanh, các mô hình kinh tế tự do chuyên biệt dành riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, dành riêng cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ".
Khi nguồn lực kinh tế tư nhân được gỡ vướng về chính sách, không chỉ doanh nghiệp lớn lên về quy mô mà còn gia tăng về giá trị. Do vậy, khơi thông nguồn lực cho khối tư nhân trong nước cũng chính là tạo sức mạnh nội sinh cho nền kinh tế về lâu dài, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đóng góp vào GDP cả nước 70% vào năm 2030.


Canada là nước đầu tiên tuyên bố áp thuế trả đũa sau khi Mỹ công bố kế hoạch áp thuế đối ứng đối với hàng hoá nhập khẩu.
Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định tiếp tục điều chỉnh tăng giá bán lẻ xăng dầu từ 15h chiều 3/4.
VN-Index vừa có phiên điều chỉnh mạnh nhất trong lịch sử với nhịp giảm gần 88 điểm, mất 6,68% - gần biên độ dao động tối đa là 7% theo quy chế giao dịch của HoSE.
Nhiều doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề đã tổ chức họp khẩn trong sáng 3/4 nhằm tìm giải pháp giảm thiểu thiệt hại, trước thông tin Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam.
Thông tin Mỹ áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam đã gây chấn động thị trường, vượt xa mọi dự đoán từ giới chuyên gia, doanh nghiệp và cả chính các nhà đầu tư Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với hơn 180 nền kinh tế, dự báo sẽ làm suy yếu nền kinh tế thế giới vốn đang mới phục hồi sau giai đoạn lạm phát ảnh hưởng bởi xung đột địa chính trị.
0