Ukraine lâm nguy khi Mỹ ngưng hỗ trợ tình báo

Ukraine đang dần lâm vào "thế bí" khi Mỹ tuyên bố tạm dừng cung cấp vũ khí và chia sẻ thông tin tình báo.

Moscow đã đạt được những bước tiến quan trọng tại mặt trận Kursk, đẩy quân đội Ukraine vào thế bị động hoàn toàn.

Chỉ vài ngày sau khi Mỹ tuyên bố tạm dừng cung cấp vũ khí và chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine, Nga đã tiến hành một loạt cuộc tấn công quy mô lớn bằng tên lửa và máy bay không người lái (UAV), nhắm vào các cơ sở hạ tầng trọng yếu của Ukraine.

Dưới ánh chớp lửa rực sáng bầu trời Kursk, những binh sĩ Ukraine tại chiến tuyến bất lực chứng kiến kho hậu cần bốc cháy, khi lệnh báo động đến quá muộn. Không còn hệ thống phòng thủ chặt chẽ như trước, các đơn vị Ukraine chỉ có thể cầm cự trong tình trạng thiếu hụt vũ khí và tiếp viện.

Trong những đoạn video được chia sẻ trên mạng xã hội, những đoàn xe quân sự Nga liên tục tiến sâu vào khu vực, trong khi các UAV tràn ngập bầu trời, trút bom xuống các vị trí cố thủ của Ukraine.

Từng là một điểm nóng chiến sự mà Ukraine chiếm được vào tháng 8/2024 sau những đợt phản công táo bạo, Kursk hiện trở thành cái bẫy nguy hiểm khi quân đội Nga phản kích dữ dội. Theo báo cáo từ thực địa, quân đội Nga đã đột phá qua phòng tuyến phía Nam Sudzha, một trong những vị trí trọng yếu của Ukraine.

Các nguồn tin cho biết, khoảng 6.500 - 10.000 binh sĩ Ukraine có nguy cơ bị bao vây khi mọi tuyến đường tiếp tế bị cắt đứt. Tình thế càng trở nên nguy cấp khi toàn bộ các cây cầu quanh Sudzha được cho là đã bị phá hủy, trong khi đường bộ bị đánh sập nghiêm trọng, làm suy yếu khả năng rút lui của lực lượng Ukraine.

Giới phân tích nhận định, nếu Ukraine buộc phải từ bỏ Kursk ngay trước thềm các cuộc đàm phán hòa bình, điều này sẽ giáng một đòn mạnh vào vị thế của Kiev trên bàn đàm phán. Trước đó, Tổng thống Volodymyr Zelensky từng kỳ vọng rằng, việc kiểm soát Kursk sẽ giúp Ukraine có lợi thế lớn hơn khi đối thoại với Moscow.

Không chỉ gây sức ép trên chiến trường Kursk, Nga còn phát động một cuộc tấn công lớn bằng tên lửa và UAV, nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine. Đây là đợt tấn công quy mô lớn đầu tiên kể từ khi Mỹ ngừng chia sẻ thông tin tình báo với Kiev.

Tờ Kiev Independent nhận định, việc Mỹ tạm dừng chia sẻ thông tin tình báo đã làm suy yếu khả năng cảnh báo sớm của Ukraine đối với các đợt tấn công bằng UAV và tên lửa Nga, khiến Kiev gặp nhiều khó khăn hơn trong việc bảo vệ cả mục tiêu quân sự lẫn dân sự.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh cảnh báo, Ukraine sẽ đối mặt với những quyết định khó khăn trong việc bảo vệ các thành phố, đặc biệt khi nguồn dự trữ đạn phòng không cạn kiệt. Nếu Ukraine hết tên lửa Patriot, Kiev sẽ buộc phải lựa chọn thành phố nào cần ưu tiên bảo vệ. Khi không còn đủ khả năng phòng không, các trung tâm đô thị của Ukraine sẽ trở thành mục tiêu dễ dàng cho tên lửa đạn đạo Nga.

Diễn biến này xảy ra vào thời điểm Tổng thống Mỹ Donald Trump đang gia tăng sức ép lên cả Nga và Ukraine, kêu gọi hai bên ngồi vào bàn đàm phán nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột kéo dài hơn 3 năm qua.

Thế trận trên chiến trường Ukraine đang thay đổi từng ngày. Nếu không có một chiến lược kịp thời, Ukraine có nguy cơ mất đi những lợi thế quan trọng, làm thay đổi cục diện cuộc xung đột.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau 5 ngày có mặt tại Myanmar, Đội cứu hộ cứu nạn Công an Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tình cảm đặc biệt cho người dân Myanmar.

Ông Yoon Suk Yeol đã gửi lời xin lỗi vì không đáp ứng được kỳ vọng của đất nước và người dân, chỉ vài giờ sau khi bị tuyên bãi chức Tổng thống Hàn Quốc.

Myanmar và Thái Lan vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ để tìm kiếm thêm những người sống sót sau trận động đất mạnh 7,7 độ hôm 28/3.

Sự hỗ trợ của các phương tiện, kỹ thuật đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc cứu hộ, cứu nạn sau động đất tại Myanmar của các cán bộ chiến sĩ Việt Nam.

Viên kim cương nặng 2,33 carat, có màu đỏ thẫm là một trong những loại đá quý hiếm nhất trên Trái đất, đã được bổ sung vào bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ.

Những kiệt tác hội họa mang tính biểu tượng như "Mona Lisa" của Leonardo da Vinci và “Tiếng thét” của Edvard Munch đã được chuyển đổi thành âm thanh, giúp người khiếm thị có cơ hội cảm nhận và đắm chìm trong nghệ thuật.