WHO thông qua thỏa thuận toàn cầu về đại dịch tương lai

Đại hội đồng Y tế Thế giới ngày 20/5 đã chính thức thông qua một thỏa thuận mang tính bước ngoặt nhằm tăng cường khả năng ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Thông báo được đưa ra trong ngày làm việc thứ hai kỳ họp thường niên lần thứ 78 của cơ quan trên tại Geneva (Thụy Sĩ).

Thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trong tương lai là kết quả của hơn 3 năm đàm phán giữa các quốc gia thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sau những bài học từ đại dịch COVID-19 khiến hàng triệu người trên thế giới thiệt mạng trong giai đoạn 2020-2022.

Đây là hiệp ước có tính ràng buộc pháp lý với mục tiêu giải quyết bất bình đẳng trong việc tiếp cận vaccine, thuốc điều trị và trang thiết bị y tế, vốn là những vấn đề nổi cộm trong đại dịch COVID-19 vừa qua. Thỏa thuận được nhiều nhà ngoại giao và chuyên gia đánh giá là một chiến thắng của hợp tác toàn cầu trong bối cảnh các tổ chức đa phương như WHO đang chịu ảnh hưởng tiêu cực vì bị Mỹ cắt giảm tài trợ.

Dự kiến, ngân sách cho năm 2026-2027 của WHO có thể sẽ giảm từ 5,3 tỷ USD xuống còn 4,267 tỷ USD. Vì thế, các hoạt động cũng sẽ được định hướng lại theo mức độ ưu tiên, củng cố chức năng cốt lõi và nâng cao hiệu quả tổ chức.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ngày 20/5 đã giảm 0,1 điểm phần trăm lãi suất cơ bản kỳ hạn 1 năm về 3%; lãi suất kỳ hạn 5 năm cũng giảm tương tự, về 3,5% từ mức 3,6%.

Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga và Tổng thống Mỹ hôm 19/5 được xem là bước ngoặt trong tiến trình tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột kéo dài giữa Nga và Ukraine.

Đại hội đồng Y tế Thế giới ngày 20/5 đã chính thức thông qua một thỏa thuận mang tính bước ngoặt nhằm tăng cường khả năng ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 19/5 đã có các cuộc điện đàm riêng rẽ với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky để trao đổi về cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Bộ Ngoại giao Iran tuyên bố các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Iran và Mỹ “sẽ không đi đến đâu” nếu Washington kiên quyết rằng Tehran phải giảm hoạt động làm giàu urani xuống bằng 0.

Cuộc trao đổi giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin được mô tả là “tích cực” và “xây dựng”, mang lại kỳ vọng rằng các bên sẽ tiến thêm một bước đến hòa bình sau hơn ba năm xung đột Nga - Ukraine.