WHO có hiệp ước mới về dịch bệnh
Hiệp ước sẽ được WHO thông qua tại kỳ họp thường niên năm nay. Đại dịch bệnh Covid-19 đã để lại những bài học to lớn, thế giới có thể rút ra được từ diễn biến và quá trình ứng phó đại dịch ấy.
Mục đích bước đi quan trọng này của WHO là thể hiện sự thống nhất quan điểm và phối hợp hành động của các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức và đối tác trên thế giới về ứng phó đại dịch bệnh trong khuôn khổ một hiệp ước quốc tế.
Với hiệp ước này, WHO hướng tới những cái đích cụ thể là phát hiện sớm đại dịch bệnh, ngăn ngừa đại dịch bệnh bùng phát và ứng phó kịp thời, hiệu quả đại dịch bệnh một khi đại dịch bệnh bùng phát trên thế giới. Những mảng nội dung chính của hiệp ước này là nhận biết sớm và báo động sớm về đại dịch bệnh, là hợp tác giữa các thành viên của WTO về nghiên cứu và phát triển vaccine phòng dịch bệnh, thuốc men điều trị người bị nhiễm dịch bệnh cũng như thiết bị, máy móc y tế cần thiết cho công việc chữa chạy, điều trị người mắc dịch bệnh cũng như phục vụ cho công việc thuộc về y tế dự phòng. Chuyển giao công nghệ phục vụ cho việc sản xuất thuốc men điều trị và vaccine cũng là mảng nội dung trọng tâm trong hiệp định.
Có thể thấy, cách tiếp cận của WHO với hiệp ước này là tập trung mọi nguồn lực có thể huy động được và phát huy cao độ hiệu quả thiết thực của việc sử dụng những nguồn lực ấy phục vụ công cuộc phòng ngừa và ứng phó dịch bệnh trên khắp thế giới sao cho phòng ngừa hiệu quả nhất, ứng phó kịp thời và thành công nhất cũng như đảm bảo công bằng và bình đẳng giữa các quốc gia, các vùng miền trên thế giới về tiếp cận thuốc men, vaccine và thiết bị y tế cần thiết cho công cuộc phòng chống và ứng phó dịch bệnh.
Kết quả cuối cùng thế giới cần phải đạt được là không còn bị bất ngờ bởi sự bùng phát của đại dịch bệnh, thế giới có thể ngăn ngừa được đại dịch bệnh và thế giới có thể nhanh chóng xoá sổ được đại dịch bệnh.
Sau 3 năm thương thảo, các thành viên của WHO mới có được hiệp ước này. Sau khi hiệp ước được các thành viên WHO thông qua, chặng đường tới đích cao xa mới chỉ được WHO đi một nửa. Để hiệp ước có hiệu lực cần có ít nhất 60 thành viên phê chuẩn và việc phê chuẩn này chắc chắn sẽ kéo dài trong nhiều năm tới. Hơn nữa, những con chữ trong hiệp ước có trở thành thực tiễn cuộc sống trong thế giới của nhân loại hay không lại không phụ thuộc vào WHO mà phụ thuộc vào chính các thành viên của WHO.


Các cuộc đàm phán thuế quan giữa Nhật Bản và Mỹ bước đầu đã có tiến triển tích cực, làm cơ sở để có các cuộc thảo luận sâu hơn vào cuối tháng này.
Mỹ đang cân nhắc công nhận quyền kiểm soát của Nga đối với bán đảo Crimea như một phần trong khuôn khổ thỏa thuận hòa bình với Ukraine, trang Bloomberg đưa tin.
Iran đã phô diễn nhiều loại vũ khí hiện đại như tên lửa, máy bay không người lái, xe tăng và các khí tài do nước này tự chế tạo trong các cuộc diễu binh kỷ niệm Ngày Quân đội.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18/4 tuyên bố phản đối Iran sở hữu vũ khí hạt nhân. Tuyên bố được đưa ra ngay trước thềm vòng đàm phán hạt nhân thứ hai giữa Washington và Tehran dự kiến sẽ diễn ra tại Italy vào hôm nay 19/4.
Lầu Năm Góc ngày 18/4 xác nhận, Mỹ sẽ giảm gần một nửa số quân nhân đang triển khai tại Syria xuống mức dưới 1.000 người trong những tháng tới.
Hình ảnh về người đàn ông được mệnh danh là “người thép Ấn Độ” Vispy Kharadi đã nóng trở lại, sau khi tỷ phủ Elon Musk chia sẻ khoảnh khắc anh giữ vững hai trụ Hercules nặng tổng cộng hơn 335 kg trong vòng 2 phút 10,75 giây.
0