Điện đàm Trump - Putin: Chuyển biến nhỏ trong bế tắc lớn

Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga và Tổng thống Mỹ hôm 19/5 được xem là bước ngoặt trong tiến trình tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột kéo dài giữa Nga và Ukraine.

Kết quả cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin khiến ông Trump thoả mãn và lạc quan, ông Putin dường như không có gì đặc biệt và bất ngờ, các đồng minh của Mỹ ở châu Âu không phấn khích và không thoả mãn, trong khi Ukraine không hài lòng và thậm chí hậm hực.

Cuộc điện đàm kéo dài hai giờ, ông Trump cho biết, Nga sẵn sàng tiếp tục đàm phán trực tiếp với Ukraine về ngừng chiến và cả về kết thúc cuộc chiến. Ông Trump còn đề xuất lấy chính Toà thánh Vatican làm địa điểm đàm phán theo mời chào của Giáo hoàng Leo XIV. Ông Putin thông báo phía Nga sẽ chủ động đưa ra một bị vong lục để chuẩn bị cho đàm phán trực tiếp với Ukraine về chấm dứt cuộc chiến, bao gồm những điều kiện và lộ trình, nếu có được tiền đề thuận lợi cần thiết sẽ bao gồm cả ngừng chiến. Hai người thảo luận về việc trực tiếp gặp nhau vào thời điểm thích hợp nào đó trong tương lai.

Cuộc điện đàm thực chất mang lại kết quả tốt lành và tích cực cho mối quan hệ giữa Mỹ và Nga cũng như cá nhân ông Trump và ông Putin. Kết quả trên chưa đưa lại sự khai thông đột phá cho tiến trình tìm kiếm giải pháp chính trị hoà bình cho vấn đề cuộc xung đột ở Ukraine. Kết quả của cuộc đàm phán chỉ đủ được coi là "chuyển biến nhỏ trong bế tắc lớn".

Chuyển biến là phía Nga tiếp tục sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Ukraine sau vòng đàm phán gần như chỉ để được tiếng là có đàm phán trực tiếp giữa Nga và Ukraine ở thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ. Mục đích của ông Trump với cuộc điện đàm này không phải là đàm phán với ông Putin về ngừng chiến hay chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine mà thuyết phục ông Putin tiếp tục chấp nhận đàm phán trực tiếp với Ukraine và tiếp tục tiến trình đàm phán trực tiếp đã được khởi động ở Istanbul. Có thể thấy, ông Trump trong chừng mực nhất định đã đạt được mục tiêu đề ra.

Phía Nga và ông Putin được lợi nhiều hơn cả, nổi bật nhất ở ba khía cạnh:

Thứ nhất, trong cuộc điện đàm, ông Trump không phê phán hay lên án Nga, không thúc ép ông Putin chấp nhận ngừng chiến như yêu cầu đòi hỏi của Ukraine và các đồng minh ở châu Âu, ông tỏ ra rất thân thiết với ông Putin. Điều này không thể không cay đắng đối với Ukraine và các đồng minh của Mỹ ở châu Âu.

Thứ hai, ông Putin đã làm ông Trump hài lòng mà gần như chưa phải nhượng bộ gì ở những điều kiện tiên quyết và cốt lõi vốn đã được Nga đưa ra và kiên định suốt lâu nay. Có thể thấy, ông Putin vẫn duy trì được mọi con chủ bài để chơi tiếp cuộc chơi với ông Trump và với Ukraine cùng các đồng minh ở châu Âu.

Và thứ ba, kết quả cuộc điện đàm cho thấy ông Putin vẫn giữ được thế chủ động vận hành và dẫn dắt cuộc chơi ấy.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Một ủy ban đặc biệt của Mỹ sẽ xem xét lại quá trình rút quân đầy hỗn loạn của nước này khỏi Afghanistan vào tháng 8/2021.

Israel đang chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, ngay cả khi chính quyền Tổng thống Donald Trump đang theo đuổi một thỏa thuận ngoại giao với Tehran.

Đại sứ Ai Cập tại Nga, ông Nazih Elnaggari cho biết, Cairo đang theo dõi sát sao sự phát triển của tuyến hàng hải Bắc Cực và không coi đó là mối quan ngại đối với kênh đào Suez.

Các doanh nghiệp Nga và Malaysia hiện đang phối hợp xử lý vấn đề nhập khẩu năng lượng Nga, bao gồm cả khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), theo thông tin từ Đại sứ quán Nga tại Kuala Lumpur.

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết đã thu hồi hàng nghìn thị thực và nhấn mạnh chính quyền vẫn còn nhiều việc phải làm để siết chặt chính sách thị thực và kiểm soát nhập cư.

Thủ tướng Italy Giorgia Meloni cho biết, Giáo hoàng Leo XIV đã xác nhận qua điện thoại với bà về việc sẵn sàng tổ chức vòng đàm phán tiếp theo giữa Nga và Ukraine tại Vatican.