Ai Cập thăm dò tuyến đường biển qua Bắc Cực
Bên cạnh đó, sự hợp tác giữa Moscow và Cairo không chỉ giới hạn trong lĩnh vực hậu cần. Nhà ngoại giao nhấn mạnh rằng, các công ty Nga đang bày tỏ sự quan tâm đến các dự án dầu khí ở Địa Trung Hải và châu thổ sông Nile. Dự án Nhà máy điện hạt nhân El-Dabaa do Nga hỗ trợ hứa hẹn tạo ra nhiều cơ hội mới cho việc làm, nghiên cứu khoa học và phát triển năng lực quốc gia của Ai Cập.

Cairo kỳ vọng Tuyến đường Biển phía Bắc và kênh đào Suez có thể song hành và bổ sung cho nhau, thay vì trở thành đối thủ cạnh tranh - Đại sứ Ai Cập tại Nga Nazih Elnaggari chia sẻ với báo Izvestia bên lề Diễn đàn Doanh nhân nữ BRICS. Theo ông, Ai Cập đang rất quan tâm tới việc theo dõi sự phát triển của tuyến đường Bắc Cực này, với hy vọng hai hành lang vận tải có thể cùng tồn tại một cách hài hòa và cùng có lợi.
Ông nói: “Tuyến đường Biển phía Bắc là một dự án khá mới. Chúng tôi quan tâm theo dõi quá trình phát triển của nó và muốn khám phá tiềm năng hợp tác. Nhưng tôi tin rằng, chúng ta hoàn toàn có thể để Tuyến đường Biển phía Bắc và kênh đào Suez bổ sung cho nhau. Không nên nhìn nhận hai tuyến đường này trong thế đối đầu cạnh tranh. Trong tương lai, chúng hoàn toàn có thể hỗ trợ lẫn nhau”.
Những tranh luận về khả năng phân chia lại các luồng hàng hóa trở nên đặc biệt sôi động sau sự cố ngày 23/3/2021, khi tàu container khổng lồ Ever Given mắc kẹt và làm tắc nghẽn kênh đào Suez trong nhiều ngày. Theo các chuyên gia, sự cố này đã khiến thương mại toàn cầu thiệt hại khoảng 70 tỷ USD, buộc nhiều tàu hàng phải đổi hướng đi vòng qua châu Phi, làm chi phí nhiên liệu đội lên ít nhất 300.000 USD mỗi tàu.
Trước tình hình đó, tuyến hàng hải Bắc Cực nổi lên như một lựa chọn thay thế tiềm năng. Tuyến đường Biển Phía Bắc (NSR), trải dài dọc theo vùng Bắc Cực của Nga từ Murmansk đến Chukotka, đang được xem như một hành lang vận tải quốc tế dự phòng. “Chiến lược Phát triển Không gian Liên bang Nga đến năm 2025” cũng đã nêu rõ mục tiêu biến NSR thành một tuyến vận tải quốc tế hoàn chỉnh. Để phục vụ mục tiêu này, Nga đang mở rộng đội tàu phá băng.
Tuy nhiên, tuyến đường phương Bắc này vẫn đối mặt với không ít thách thức. Khó khăn lớn nhất là thời gian vận hành bị giới hạn, dù tình trạng băng tan do biến đổi khí hậu đã cải thiện phần nào, việc đi lại trên tuyến NSR hiện mới chỉ khả thi trong khoảng 7 tháng mỗi năm. Ngoài ra, phần lớn các tàu hàng chưa đạt tiêu chuẩn thân vỏ để tự đi qua vùng băng dày, nên vẫn phải phụ thuộc vào tàu phá băng để dẫn đường.


Giới lãnh đạo Iran đồng loạt chỉ trích lập trường của Mỹ về chương trình làm giàu Urani, đồng thời cảnh báo nguy cơ đổ vỡ của các cuộc đàm phán gián tiếp giữa hai bên.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm tỉnh Kursk lần đầu tiên kể từ khi Moscow tuyên bố giành lại hoàn toàn quyền kiểm soát khu vực này, sau cuộc đột kích bất ngờ của lực lượng Ukraine năm 2024.
Vương quốc Anh đã đình chỉ các cuộc đàm phán thương mại tự do với Israel vào ngày 20/5, đồng thời áp đặt lệnh trừng phạt đối với một số cá nhân và thực thể ủng hộ bạo lực chống lại cộng đồng người Palestine.
Một ủy ban đặc biệt của Mỹ sẽ xem xét lại quá trình rút quân đầy hỗn loạn của nước này khỏi Afghanistan vào tháng 8/2021.
Israel đang chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, ngay cả khi chính quyền Tổng thống Donald Trump đang theo đuổi một thỏa thuận ngoại giao với Tehran.
Đại sứ Ai Cập tại Nga, ông Nazih Elnaggari cho biết, Cairo đang theo dõi sát sao sự phát triển của tuyến hàng hải Bắc Cực và không coi đó là mối quan ngại đối với kênh đào Suez.
0