Lái xe buýt trường học
Một ngày mới bắt đầu khi trời còn tờ mờ tối, nhưng với các tài xế đưa đón học sinh như chị Màu Thị Thùy (Dương Nội, Hà Đông), đây đã là nhịp sống quen thuộc mỗi ngày của chị suốt nhiều năm nay.
"Mọi người thường bảo tôi, tại sao phụ nữ nhưng vẫn cứ rúc gầm xe? Tôi cảm thấy rất bình thường, vì tôi yêu nghề và tôi làm việc với tâm lý rất thoải mái, thì tôi cảm thấy rất vui vẻ và không thấy mệt nhọc", chị Thuỳ tâm sự.
Chị Thuỳ chia sẻ, trên cung đường đưa học sinh đến trường của chị vào buổi sáng sẽ ít tắc đường hơn buổi chiều. Đường thông thoáng, đi rất thoải mái. Thời tiết Hà Nội đã vào đông, trời lạnh và sáng muộn hơn, do đó các bạn học sinh sẽ thường ra xe trễ hơn so với mùa hè. Tuy nhiên, khó khăn nhất phải kể đến mùa mưa, nhà của một số học sinh có thể bị ngập khiến cho xe không vào đón được tận nơi. Song, là một người lái xe trách nhiệm, chị Thuỳ luôn cố gắng hết sức đưa đón các học sinh tận nơi, để giúp các em đến trường và về nhà đúng giờ.
"Động lực giúp tôi gắn bó với nghề xe buýt trường học một phần là do tôi được tiếp xúc với các em học sinh, sự ngây thơ của các em giúp tôi cảm thấy trẻ ra và yêu đời hơn", chị Thuỳ vui vẻ nói.
"Có nhiều bạn học sinh dù không đi xe của tôi nữa nhưng vẫn thường ra xe tôi chơi và hỏi thăm tôi, khi gặp tôi ở sân trường các bạn cũng luôn chào tôi". Đây là kỷ niệm đáng nhớ nhất của chị Thuỳ trong quãng thời gian làm nghề lái xe buýt trường học, cũng phần nào là động lực để chị tiếp tục gắn bó với nghề mỗi ngày.
16 giờ chiều, khi học sinh kết thúc ngày học, cũng là lúc những chiếc xe đưa đón đã chờ sẵn ở sân trường để đưa các em trở về nhà.
Anh Ngô Đình Thư (Giải Phóng, Hai Bà Trưng) cũng là một tài xế xe buýt học đường đã có kinh nghiệm. Anh cho biết cứ 3 giờ chiều đã phải đỗ xe ở sân trường để sắp xế thứ tự các xe đưa học sinh về nhà và bật sẵn điều hoà trong xe.
"Có những bạn mới vào lớp 1 lên xe bị lạ xe, nhớ bố mẹ và thường hay khóc nhè. Nhưng mình đã chuẩn bị sẵn kẹo bánh để dỗ dành các con vui vẻ lên xe, cũng như vui vẻ chào bác lái xe đi về", anh Thư nói.
Anh Thư rất yêu nghề và yêu trẻ em, nên đã gắn bó với nghề lái xe trường học được 14 năm, anh chưa có ý định chuyển sang nghề khác.
Trong vòng quay đều đặn của nhịp sống đô thị, những chuyến xe buýt đưa đón học sinh cũng đều đặn lăn bánh mỗi ngày, đem lại niềm tin và sự an tâm với mỗi phụ huynh khi con em mình được đưa đến nơi, về đến chốn.


Đám cưới của NSND Như Quỳnh và nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo những năm 1980 từng gây sốt bởi sở hữu những tấm ảnh cưới có màu đầu tiên tại Hà Nội, khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng.
Những tiệm xăm nghệ thuật cũng như bao điểm làm đẹp khác, phản ánh một phần cuộc sống đô thị hiện đại. Ở đó có những câu chuyện riêng tư mà mỗi người sẽ lưu giữ theo một cách rất riêng.
Cờ Tổ quốc không chỉ tung bay rực rỡ trong các dịp lễ lớn của đất nước, mà hàng ngày những lá cờ còn được treo trang trọng trong các ngõ phố. Việc làm đẹp không gian sống đã biến ngõ phố trở thành điểm đến ấn tượng của du khách.
Đi chợ đồ cũ đã trở thành thói quen mua sắm của nhiều người dù không phải lúc nào cũng chọn được đồ ưng ý, nhưng đó là cách họ để thư giãn và tận hưởng cảm giác khi tìm mua được món đồ yêu thích.
Cần mẫn bên nồi hấp mỗi sớm tinh mơ, nghệ nhân Hoàng Thị Lan đã có hơn 50 năm làm bánh cuốn, truyền giữ hương vị quê hương Thanh Trì qua từng lớp bánh mỏng, dẻo, thơm.
Giữa nhịp sống hiện đại, nghệ nhân ưu tú Phạm Công Bằng vẫn miệt mài gìn giữ và mang đến sức sống mới cho nghệ thuật múa rối cạn Tế Tiêu.
0