Những hoạ sĩ vẽ tranh tường

Làm việc ở những công trình đang trong giai đoạn hoàn thiện và sử dụng giàn giáo, chổi quét sơn, con lăn, đó là công việc hết sức thú vị và đầy sắc màu của những người hoạ sĩ vẽ tranh tường.

Là một hoạ sĩ vẽ tranh tường, anh Hoàng Thuận (Liễu Giai, Ba Đình) chia sẻ: "Tranh tường thực ra là một loại tranh trang trí, chủ yếu là trang trí cho các nhà cửa, quán xá. Tranh tường thì chủ yếu là chép những bức có sẵn, theo ý tưởng của chủ nhà. Còn có một số tranh thì sẽ là tự mình sáng tác ra theo nhu cầu của chủ nhà hay là chủ đầu tư".

Xuất thân từ Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, anh Thuận đã có kinh nghiệm vẽ tranh tường được 10 năm. Bắt đầu vẽ từ thời sinh viên, đam mê đã đưa đẩy anh Thuận đến với nghề. Theo anh Thuận, nghề vẽ tranh tường là lai giữa thợ sơn và hoạ sĩ. Bởi hoạ sĩ phải sáng tác, còn nghề của anh lại giống thợ sơn. Các anh cùng làm nghề thường trêu nhau là "thợ vẽ".

Khi vẽ tường, các anh thường sẽ sơn lót trước, để bề mặt được nổi lên, sau đó sẽ phác hình và vẽ trực tiếp lên tường. Có thể phủ thêm một lớp bóng để bảo vệ bề mặt "bức tranh" khi hoàn thiện.

Nghề vẽ tranh tường cũng gặp những khó khăn nhất định. Những dịp cuối năm, khi không khí ẩm sẽ khiến cho màu sơn lâu khô hơn so với mùa hanh. Và khi sơn ở trời mưa, các anh phải tính đến phương án che đậy sao cho tác phẩm của mình không bị hư hỏng. Đối với từng đối tượng như sơn trong nhà hay sơn ngoài trời mà cũng sẽ cần sử dụng các loại sơn khác nhau. Tuy nhiên, những người "thợ vẽ" cũng đã chuẩn bị các phương án bảo vệ nhất định để tác phẩm được hoàn thiện nhất.

Khi vẽ tường, đối với những mảng màu to, người thợ sẽ sử dụng con lăn. Tuy nhiên vẫn cần có chổi vẽ, cọ vẽ chuyên dụng cho những chi tiết nhỏ, sao cho bức tranh tường được hài hoà và đẹp nhất.

Trong một công trình có nhiều đội thi công, những người hoạ sĩ vẽ tranh tường cũng cần "bảo vệ" bức tranh của mình, tránh bị hư hỏng bởi bụi bẩn hoặc các đội thi công khác trong quá trình làm việc.

"Thực ra nhiều người không biết thì cứ bảo cầm cái bút không nặng nhọc gì đâu, nhưng vẽ cả một ngày cứ đứng một chỗ và phẩy tay liên tục là cũng mỏi, cộng thêm với lúc vẽ mình phải tập trung cao độ. Về nhà là mệt cả về trí óc lẫn tay chân luôn", anh Thuận bày tỏ.

Dẫu có mệt mỏi, vất vả, nhưng những người hoạ sĩ vẫn kiên trì mang nhiều tác phẩm đẹp, sáng tạo, có ý nghĩa đến với ngôi nhà, với không gian sống của những người yêu thích và đam mê nghệ thuật. Họ đích thực cũng là những người hoạ sĩ!

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với nhiều người, học trang điểm không chỉ là học một kỹ năng mềm, mà còn là học yêu bản thân mình theo một cách rất riêng. Bởi làm đẹp cho mình cũng chính là làm đẹp cho cuộc sống.

Được mệnh danh là lộc của trời, Vờ Vờ - thứ đặc sản nức tiếng ven sông Hồng mùa hạ được bao người sành ăn xuýt xoa khen ngợi. “Săn” được thức đặc sản quý hiếm đó chẳng hề đơn giản, chỉ ngắn ngủi đôi mươi phút khi trời mới tờ mờ sáng.

Không cần đến phòng gym, cũng không cần quá nhiều thiết bị, chỉ là một khoảng sân đủ rộng, vài động tác dưỡng sinh và những nụ cười tươi mỗi sáng là đủ để tạo nên một nhịp sống đáng quý của người cao tuổi.

Ốc om chuối đậu không chỉ là món ăn dân dã mà còn là một phần hồn cốt của ẩm thực Hà Nội. Từ những nguyên liệu bình dị như ốc, chuối xanh, đậu phụ, mắm tôm... người Hà Nội đã tạo nên một món ăn đậm đà, tinh tế và thấm đượm tình quê.

Nghệ sĩ, ca sĩ Quỳnh Hoa là một người con của Hà Nội luôn cất tiếng hát về Thủ đô bằng cả trái tim với tình yêu dành cho mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên.

Hai giờ sáng, khi cả thành phố chìm trong giấc ngủ, ở làng Mạch Tràng, một ngày mới lại bắt đầu với những người làm bún.