Vịt dấm ghém
Vào ngày Tết Đoan Ngọ, theo quan niệm dân gian, người ta thường ăn món vịt vốn có tính hàn để hài hòa âm dương, cân bằng tính nóng từ các món mận, rượu nếp…Vịt dấm ghém là một trong những món ăn của người Hà Nội xưa ăn vào những ngày như thế.
Trong cuốn sách cổ “Ẩm thực tu tri” được biên soạn xuất bản tại Hà Nội năm 1930, vịt dấm ghém được nhắc tới với cách chế biến vô cùng công phu và kỹ lưỡng. Những nguyên liệu chính làm nên món vịt dấm ghém này bao gồm hỗn hợp nhân cuốn, các loại rau và nước dùng. Hỗn hợp nhân cuốn vịt dấm ghém bao gồm thịt vịt cỏ lọc, thịt ba chỉ lợn luộc chín rồi thái con chì, trứng vịt tráng mỏng và giò lụa cùng đem thái sợi.
Canh vịt dấm ghém được chế biến từ nước thịt vịt luộc ninh cùng xương vịt, xương bay lợn, đầu tôm he, nêm muối hạt và nước mắm cốt, dấm bỗng. Sau đó lọc cho sạch cặn, tạo thành hỗn hợp nước dùng thơm lừng cuả mùi riềng già lẫn với hương chua dịu của dấm bỗng… Không thể không kể đến các loại rau đặc trưng như thơm láng, mùi ta, xà lách, hành hoa thái nhỏ… giúp món ăn vừa thanh tao, vừa hấp dẫn khiến cái oi bức, khó chịu đầu hè bỗng trở nên tan biến.
Một mâm vịt dấm ghém hoàn chỉnh thực sự là bản giao hưởng tràn ngập sắc thái của nguyên liệu, hương vị và màu sắc. Rau ăn kèm của món này giúp vị giác thêm phong phú là hoa chuối thái nhỏ, luộc chín tới rồi trộn với giá đỗ, củ kiệu, dưa chua, pha thêm chút mắm tôm chanh thơm sực hoặc mắm cốt ngâm cà cuống đượm nồng, thêm vài lát ớt cay nhẹ sẽ vô cùng hấp dẫn.
Một bát vịt dấm ghém đầy đủ nguyên liệu ăn cùng trung bình chứa khoảng 450-550 Calo. Món ăn sẽ ngon hơn nếu thêm một chút mắm tôm vào nước dùng. Chính bởi sự cầu kỳ, công phu trong chế biến mà giờ đây, món ăn này bị mai một đi trong cuộc sống hiện đại khiến cho việc thưởng thức vịt dấm ghém không còn chỉ là câu chuyện một món ăn, mà được gọi tên như một mâm cỗ đặc biệt để thiết đãi gia đình, bạn bè và khách quý vào những dịp hội hè, lễ Tết.
Giá tham khảo của một mâm vịt dấm ghém là 1.800.000 đồng cho 6 người ăn. Nếu muốn thưởng thức món ăn ngon của Hà Nội ngày hè, ta hãy một lần tìm đến sự công phu của người nấu bếp để cảm nhận bản hòa tấu ý nhị giữa vị giác và khứu giác cùng món vịt dấm ghém - một món ăn đặc trưng chỉ có ở Hà Nội.


Thói quen đi chợ không dùng tiền mặt đang dần trở thành nét tiêu dùng mới, không chỉ đem lại tiện lợi mà còn góp phần làm nên diện mạo đô thị hiện đại.
Bún chả que tre không chỉ mang hương vị làng quê đồng bằng Bắc Bộ, mà còn gợi lại ký ức thời bao cấp, khi thịt thà đắt đỏ và bún chả que tre được coi là “xa xỉ” và đáng mong chờ.
Trên con phố Hàng Hòm có sự đan xen của những câu chuyện xưa cũ và nhịp sống hiện đại, tạo nên một dấu ấn riêng biệt, khiến du khách ghi nhớ.
Xôi Ngũ Bảo Liên Hoa là một trong những biến tấu độc đáo của món xôi ở Hà Nội.
Dịch vụ vệ sinh giày ở Hà Nội đã bước vào thời đại công nghệ, hòa vào nhịp sống số, trở nên tiện lợi, nhanh chóng và chuyên nghiệp hơn.
Cá mòi chưng tương nếp không chỉ là món ăn mà đó còn là một lát cắt của đời sống Hà thành xưa, là lời thì thầm của thời gian trong từng hạt tương, từng thớ cá.
0