Gia tăng các đợt nắng nóng nguy hiểm ở châu Âu

Cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người khó có thể chống chịu được, khi nhiệt độ tăng cao do biến đổi khí hậu.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Trong một báo cáo về khí hậu châu Âu, Copernicus và WMO đã ghi nhận các điều kiện thời tiết khắc nghiệt của năm ngoái đã đẩy 41% vùng lãnh thổ miền nam châu Âu vào tình trạng căng thẳng vì nhiệt độ cao hoặc cực cao.

Nhiệt độ cực cao gây ra những rủi ro về sức khỏe, đặc biệt cho những người làm việc ở ngoài trời, người già và những người mắc các bệnh như bệnh tim mạch và tiểu đường. Báo cáo cho biết số ca tử vong liên quan đến nắng nóng đã tăng khoảng 30% ở châu Âu trong 20 năm qua.

Nắng nóng đã làm gia tăng hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như khô hạn, cháy rừng hay lũ lụt.

Cơ quan môi trường của EU hồi tháng trước đã kêu gọi các chính phủ chuẩn bị hệ thống chăm sóc sức khỏe cho biến đổi khí hậu và kêu gọi EU đưa ra các quy định để bảo vệ người lao động ngoài trời. Năm ngoái là năm nóng nhất toàn cầu kể từ khi các kỷ lục bắt đầu được ghi nhận. Châu Âu là lục địa nóng lên nhanh nhất thế giới.

Các khu vực của Tây Ban Nha, Pháp, Italia và Hy Lạp đã trải qua tới 10 ngày nắng nóng cực độ vào năm 2023. Theo các chuyên gia, với những nơi trên 46 độ C, cần phải hành động ngay lập tức để tránh say nắng và các hiện tượng khác liên quan tới sức khỏe.

Báo cáo nhấn mạnh khí thải nhà kính là nguyên nhân lớn nhất gây ra tình trạng nắng nóng đặc biệt vào năm ngoái.  El Nino cũng gây tác động một phần. Nắng nóng đã làm gia tăng hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như khô hạn, cháy rừng hay lũ lụt.

Bầu không khí nóng hơn có thể giữ nhiều hơi ẩm hơn, gây ra những trận mưa như trút nước. Lũ lụt ở Slovenia năm ngoái đã ảnh hưởng đến 1,5 triệu người. Hy Lạp hứng chịu trận cháy rừng lớn nhất trong lịch sử EU với diện tích 960 km2, gấp đôi diện tích Athens, bị thiêu rụi. Các sông băng ở dãy Alps mất 10% thể tích còn lại trong năm 2022 và 2023.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

0

Ngày 13/4, Myanmar, Ấn Độ và Tajikistan đã trải qua 4 trận động đất trong một giờ, khiến người dân phải rời khỏi các tòa nhà.

Các quan chức Mỹ và Ukraine đã gặp nhau ngày 12/4 tại Washington để thảo luận về thỏa thuận khoáng sản. Đặc biệt, Mỹ mong muốn sẽ kiểm soát đường ống dẫn khí đốt tự nhiên từ Nga qua Ukraine đến châu Âu.

Hiện tại các nước EU vẫn chưa đạt được sự đồng thuận về đề xuất triển khai một lực lượng do Pháp và Anh dẫn đầu tới Ukraine sau khi Nga và Ukraine đạt được thỏa thuận ngừng bắn.

Các phái đoàn Mỹ và Iran đã đồng ý tiếp tục các cuộc đàm phán hạt nhân vào tuần tới, sau vòng thương lượng gián tiếp do Oman làm trung gian diễn ra ngày 12/4 tại Thủ đô Muscat.

Tại Hàn Quốc, cuộc bầu cử tổng thống đang nóng lên sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bị phế truất.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt xung đột tại Ukraine "có thể đang tiến triển ổn định", song nhấn mạnh rằng đã đến lúc các bên liên quan phải “rõ ràng” và “dứt khoát”.