Mỹ cảnh báo hiện tượng san hô bị tẩy trắng hàng loạt
Tình trạng này đã được báo cáo ở ít nhất 54 quốc gia và vùng lãnh thổ kể từ tháng 2/2023. Hiện tượng tẩy trắng san hô hàng loạt gây hậu quả nghiêm trọng cho sinh vật biển, con người và nền kinh tế phụ thuộc vào các rạn san hô.
Các rạn san hô chỉ bao phủ chưa đến một phần trăm đáy đại dương, nhưng chúng có những lợi ích to lớn cho hệ sinh thái và nền kinh tế biển. Một phần tư sinh vật biển phụ thuộc vào các rạn san hô làm nơi trú ẩn và tìm kiếm thức ăn.
Năm 2020, theo ước tính của Mạng lưới giám sát rạn san hô toàn cầu, hàng năm, các rạn san hô cung cấp khoảng 2,7 nghìn tỷ USD hàng hóa và dịch vụ, từ du lịch đến bảo vệ bờ biển. Chỉ riêng hoạt động du lịch lặn biển chiêm ngưỡng san hô đã tạo ra khoảng 36 tỷ USD.
Tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng san hô sẽ phải đối mặt với nhiệt độ cao khắc nghiệt hơn vào năm 2024. Khi nhiệt độ nước tăng lên, san hô sẽ bị căng thẳng. Chúng đối phó bằng cách trục xuất các loại tảo đầy màu sắc sống trong mô của chúng, khiến chúng chuyển sang màu trắng.

Nhà sinh thái học David Obura cho biết, tẩy trắng ở san hô giống như một cơn sốt ở người. "Chúng ta sốt để chống lại bệnh tật, nếu bệnh không quá nặng, chúng ta sẽ khỏi bệnh. Nhưng nếu tình trạng quá nặng, kết quả là chúng ta sẽ chết".
Với tình trạng nóng lên toàn cầu như hiện nay, các nhà khoa học dự kiến khoảng 70% đến 90% rạn san hô trên thế giới sẽ biến mất. Cơ hội tốt nhất để san hô sống sót là thế giới cắt giảm lượng khí thải nhà kính để hạn chế biến đổi khí hậu.
Các nhà khoa học đang nỗ lực bảo tồn san hô bằng cách đưa ấu trùng san hô vào các ngân hàng bảo quản lạnh và nhân giống chúng bằng cách chọn ra các loại gen có sức chống chịu tốt hơn.


Ấn Độ và Pakistan ngày 10/5 đã bất ngờ đồng ý ngừng bắn, vào thời điểm các cuộc tấn công “ăn miếng trả miếng” giữa hai bên đang leo thang đến mức nguy hiểm.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chính thức đề xuất Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 15/5, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.
Tờ New York Times đưa tin, Mỹ đã phê duyệt chuyển giao 100 tên lửa phòng không Patriot và 125 tên lửa pháo binh tầm xa từ kho dự trữ của Đức sang Ukraine.
Mỹ và Iran sẽ tiến hành vòng đàm phán thứ tư liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra tại Oman và do các nhà ngoại giao Oman làm trung gian.
Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 10/5 tuyên bố nước này chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Ấn Độ, đồng thời bày tỏ hy vọng các vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia, bao gồm tranh chấp Kashmir sẽ được giải quyết thông qua đối thoại hoà bình.
Phản ứng trước đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine do Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đây có thể là “một ngày tuyệt vời nhất đối với Nga và Ukraine”, đồng thời cam kết “tiếp tục làm việc với cả hai bên để đảm bảo cuộc đàm phán diễn ra”.
0