Thế giới sẽ mất 38.000 tỷ USD/năm do biến đổi khí hậu

Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu Potsdam do Chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, sản lượng kinh tế và y tế do biến đổi khí hậu được ước tính vào khoảng 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050 và con số này gần như chắc chắn sẽ tăng lên khi hoạt động của con người thải ra nhiều khí nhà kính hơn.

Theo ước tính đến năm 2050 của Viện Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu Potsdam, biến đổi khí hậu sẽ gây thiệt hại 17% GDP kinh tế toàn cầu vào giữa thế kỷ này. Trong khi đó, chi phí cho bảo vệ khí hậu thấp hơn nhiều so với thiệt hại này.

Biến đổi khí hậu sẽ gây thiệt hại 17% GDP kinh tế toàn cầu vào giữa thế kỷ này

Theo báo cáo, chi phí dành cho các biện pháp nhằm giới hạn mức độ ấm lên toàn cầu ở 2℃ vào năm 2050, so với thời kỳ trước cách mạng công nghiệp, sẽ là khoảng 6.000 tỷ USD, tức là chưa tới 1/6 tổn thất kinh tế nếu nhiệt độ ấm lên vượt mức 2℃.

Thiệt hại kinh tế ước tính sau năm 2050 sẽ khiến thu nhập bị mất 60% vào năm 2100

Các phát hiện cho thấy nếu lượng khí thải tiếp tục ở mức hiện nay và nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng vượt quá 4℃, thiệt hại kinh tế ước tính sau năm 2050 sẽ khiến thu nhập bị mất 60% vào năm 2100. Việc hạn chế sự gia tăng nhiệt độ ở mức 2℃ sẽ hạn chế những tổn thất đó ở mức trung bình 20%.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trước những dấu hiệu Nga có thể phát động một đợt tấn công mới, Anh và Pháp đang đẩy nhanh kế hoạch triển khai lực lượng quốc tế tới Ukraine để giám sát bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào trong tương lai.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố hoãn áp thuế đối ứng trong vòng 90 ngày với các đối tác thương mại, trừ Trung Quốc. Động thái này diễn ra sau khi Nhà Trắng thông báo đã có hơn 75 quốc gia chủ động đàm phán với Mỹ để giải quyết các bất đồng thương mại toàn cầu.

Phía Trung Quốc kêu gọi Mỹ thể hiện thái độ thiện chí nếu muốn thúc đẩy đối thoại, bao gồm việc rút lại các biện pháp áp thuế đơn phương, thay vì sử dụng sức ép để tìm kiếm nhượng bộ.

Các đồng minh châu Âu của Ukraine đang tích cực tăng cường sản xuất đạn pháo, giải quyết tình trạng thiếu hụt linh kiện làm chậm quá trình cung cấp vũ khí cho Ukraine.

12 nước thành viên và đối tác Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bắt đầu cuộc tập trận hải quân đa quốc gia mang tên Sea Shield (Lá chắn biển) trên Biển Đen, gần thành phố Constanta của Romania, vào ngày 8/4.

Pháp và Italy đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm 2025 và những năm tiếp theo, trước cuộc chiến thuế quan mới được phát động bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump.