Panama đồng ý để Mỹ triển khai binh sĩ

Quân đội Mỹ có thể triển khai binh sĩ đến các cơ sở quân sự dọc theo kênh đào Panama, theo một thỏa thuận chung với Panama.

Văn bản được các quan chức an ninh hàng đầu của hai nước ký kết, cho phép triển khai binh sĩ Mỹ đến các cơ sở do Panama kiểm soát để tham gia huấn luyện, tập trận và các hoạt động khác. Cụ thể, Mỹ có thể triển khai số lượng binh sĩ không xác định đến những căn cứ trước đây, nhưng Washington không được xây dựng căn cứ riêng tại đây.

Liên quan đến kênh đào này, chính quyền Panama ngày 10/4 đã yêu cầu Đại sứ quán Mỹ sửa và ban hành lại thông cáo chung về nội dung phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth nhân chuyến thăm Panama.

Tàu chở hàng đi qua kênh đào Panama. Ảnh: AFP.

Theo một công hàm chính thức của Bộ Ngoại giao Panama, phiên bản tiếng Anh của thông cáo được công bố vào tối 8/4 đã bỏ qua nội dung Bộ trưởng Mỹ Hegseth công nhận quyền quản lý và chủ quyền bất khả xâm phạm của Panama đối với kênh đào Panama và các khu vực lân cận. Bộ Ngoại giao Panama yêu cầu "bản tiếng Anh phải được cập nhật để bao gồm bản dịch tương đương của cụm từ này, nhằm duy trì tính minh bạch và trung thực trong việc truyền đạt thông điệp tới cả hai bên".

Kênh đào Panama là tuyến đường thủy nhân tạo dài khoảng 82 km nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương, phân chia Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Kênh đào cắt ngang eo đất Panama và là tuyến đường quan trọng, xử lý khoảng 6% tổng lượng thương mại hàng hải toàn cầu, trong đó Mỹ là quốc gia sử dụng nhiều nhất, chiếm hơn 70% hàng hóa vận chuyển qua đây. Trung Quốc hiện có khoảng 20% hàng hóa qua kênh đào. Kênh đào Panama cũng là tuyến đường ngắn nhất nối Đông Á với Bắc Mỹ và châu Âu. Nhiều quốc gia phụ thuộc vào kênh đào như Nhật Bản hay Hàn Quốc.

Sau khi trở lại nắm quyền vào tháng 1/2025,  ông Trump tuyên bố sẽ "lấy lại" quyền kiểm soát tuyến đường thủy chiến lược mà Mỹ đã tài trợ, xây dựng và kiểm soát cho đến năm 1999.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tập đoàn công nghệ Rostec của Nga đã chuyển giao cho quân đội Nga lô xe BMP-3 mới với lớp giáp bảo vệ được nâng cấp đáng kể.

Đối mặt với mức thuế quan cao chưa từng có của Mỹ, Trung Quốc không những không tìm cách đàm phán mà còn đáp trả Washington bằng mức thuế tương ứng.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius tuyên bố Berlin hiện không thể cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine, với lý do cạn kiệt nguồn vũ khí đánh chặn này.

Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo, Moscow sẽ phân bổ 100 tỷ USD để đóng tàu chiến mới nhằm ưu tiên hiện đại hóa lực lượng hải quân.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc “không sợ hãi” trong bình luận công khai đầu tiên về cuộc chiến thương mại đang leo thang với Mỹ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn Iran sẽ "phải trả giá đắt" nếu không từ bỏ chương trình hạt nhân.