Thế giới nhất trí đánh thuế khí thải tàu biển

Các quốc gia thành viên Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) ngày 12/4 đã đạt thỏa thuận về tiêu chuẩn phát thải nhiên liệu toàn cầu cho ngành hàng hải.

Thỏa thuận này đặt ra các biện pháp xử phạt đối với tàu vi phạm tiêu chuẩn phát thải và thưởng cho những tàu sử dụng nhiên liệu sạch, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc giảm tác động của ngành vận tải biển đối với môi trường.

Tổng Thư ký Tổ chức Hàng hải Quốc tế Arsenio Dominguez cho biết, thỏa thuận này là bước tiến lớn trong việc giảm khí phát thải của ngành hàng hải.

Theo đó, từ năm 2028, các tàu sẽ bị phạt 380 USD cho mỗi tấn CO2 vượt mức phát thải cơ bản và 100 USD cho mỗi tấn khí thải vượt ngưỡng tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn. Khoản phí này dự kiến sẽ tạo ra nguồn thu lên tới 40 tỷ USD từ nay đến năm 2030. Một phần số tiền này sẽ được sử dụng để hỗ trợ các tàu chuyển sang sử dụng nhiên liệu sạch.

Thỏa thuận cũng đặt ra các mục tiêu giảm phát thải theo từng giai đoạn. Đến năm 2030, ngành vận tải biển sẽ phải giảm ít nhất 8% cường độ phát thải (tính trên mỗi đơn vị vận chuyển) so với mức năm 2008. Với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn, mức giảm có thể lên tới 21%. Các giới hạn khí thải sẽ tiếp tục được siết chặt dần, nhằm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trong toàn ngành vào khoảng năm 2050.

Thỏa thuận dự kiến sẽ được thông qua chính thức tại cuộc họp của IMO vào tháng 10 tới và bắt đầu có hiệu lực từ năm 2027.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang hiện hữu nhiều bất ổn nhưng Trung Quốc bước vào năm 2025 với tâm thế chủ động, tự tin và năng động. Trung Quốc vẫn duy trì đà tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu tích cực và đổi mới công nghệ diễn ra mạnh mẽ – phản ánh rõ nét mô hình phát triển mang “đặc sắc Trung Quốc”.

Chất lượng cao của pháo tự hành Bogdana cùng với tốc độ sản xuất rất nhanh giúp vũ khí này của Ukraine dần thay thế sản phẩm phương Tây viện trợ.

Bộ Quốc phòng Nga xác nhận, ngày 13/4, lực lượng phòng không nước này đã bắn hạ một máy bay chiến đấu F-16 do Ukraine vận hành và hơn 200 máy bay không người lái.

Nga và Tajikistan đã hoàn thành cuộc tập trận chống khủng bố chung tại thao trường núi và sa mạc Kharb-Maydon, nằm ở vùng Khatlon của Tajikistan, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

Cơ quan tình trạng khẩn cấp Ukraine cáo buộc Nga đã tấn công tên lửa vào thành phố Sumy, khiến ít nhất 34 người thiệt mạng và 117 người khác bị thương, tuy nhiên Điện Kremlin đã bác bỏ cáo buộc này.

Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi ngày 14/4 xác nhận sẽ đến Tehran trong tuần này nhằm thúc đẩy hợp tác với Iran về chương trình hạt nhân.