Báo động đỏ về biến đổi khí hậu toàn cầu

Cơ quan giám sát biến đổi khí hậu của Liên minh châu Âu cho biết thế giới vừa trải qua tháng 3 nóng nhất trong lịch sử, đánh dấu chuỗi 10 tháng liên tiếp lập kỷ lục nhiệt độ mới. Đây là một dấu hiệu báo động đỏ về biến đổi khí hậu toàn cầu.

Thế giới trải qua 10 tháng liên tiếp nóng kỷ lục

Trong bản tin hàng tháng, Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S) của EU thông báo, trong 10 tháng qua, mỗi tháng đều được xếp là tháng nóng nhất lịch sử so với tháng tương ứng trong những năm trước. C3S cho biết 12 tháng qua, tính từ tháng 4/ 2023 đến tháng 3/2024, nhiệt độ trung bình toàn cầu cao hơn 1,58 độ C so với mức trung bình của thời kỳ tiền công nghiệp 1850 - 1900.

Những kỷ lục từ tháng này qua tháng khác cùng với xu hướng nóng lên dài hạn khiến chúng tôi rất lo ngại. Điều này thực sự cho chúng ta thấy rằng khí hậu đang thay đổi nhanh chóng.

Bà Samantha Burges, Phó Giám đốc Cơ quan biến đổi khí hậu Copernicus.

Để xác nhận tháng vừa rồi là tháng 3 nóng nhất kể từ thời kỳ tiền công nghiệp, các nhà khoa học của C3S đã đối chiếu dữ liệu của họ có từ năm 1940 với các nguồn dữ liệu khác.

Năm 2023 đã là năm nóng nhất trong kỷ lục toàn cầu kể từ năm 1850. Thời tiết khắc nghiệt và nhiệt độ bất thường đã gây ra nhiều thiên tai và thiệt hại nghiêm trọng.

Hạn hán do biến đổi khí hậu ở khu vực rừng nhiệt đới Amazon đã gây ra số vụ cháy rừng kỷ lục ở Venezuela từ tháng 1 đến tháng 3, trong khi hạn hán ở Nam Phi khiến mùa màng bị tàn phá và hàng triệu người phải đối mặt với nạn đói.

Hạn hán do biến đổi khí hậu ở khu vực rừng nhiệt đới Amazon đã gây ra số vụ cháy rừng kỷ lục ở Venezuela từ tháng 1 đến tháng 3.

Vào tháng 3, các nhà khoa học biển cảnh báo hiện tượng tẩy trắng san hô hàng loạt có thể đang diễn ra ở Nam bán cầu do nước ấm lên và là tình hình nghiêm trọng nhất trong lịch sử.

Vào tháng 3, các nhà khoa học biển cảnh báo hiện tượng tẩy trắng san hô hàng loạt có thể đang diễn ra ở Nam bán cầu do nước ấm lên và là tình hình nghiêm trọng nhất trong lịch sử.

C3S cho biết nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nắng nóng bất thường là do phát thải khí nhà kính do con người gây ra. Các yếu tố khác làm tăng nhiệt độ bao gồm cả El Nino - hiện tượng thời tiết làm ấm bề mặt nước ở vùng Đông Thái Bình Dương.

Ông Friederike Otto, nhà khoa học khí hậu tại Viện Grantham của Đại học Hoàng gia London, cho biết, nguyên nhân chính của sự nóng lên là phát thải nhiên liệu hóa thạch. Lượng khí thải này nếu không giảm sẽ tiếp tục thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất dẫn đến hạn hán, hỏa hoạn, nắng nóng và lượng mưa lớn dữ dội hơn.

Nhiều quốc gia châu Âu đã trải qua thời tiết tháng 4 nóng bất thường hơn hẳn mọi năm. Nhiệt độ tại Pháp, Đức, Ba Lan có ngày lên tới 30 độ C, cao gấp đôi nhiệt độ trung bình trong tháng 4 hàng năm.

Cơ quan dự báo khí tượng của Pháp cho rằng nhiều khả năng năm nay sẽ là năm có tháng 4 nóng nhất lịch sử, tiếp tục xu hướng nhiệt độ cao kỷ lục nhiều tháng liên tiếp.

Nhiều quốc gia châu Âu đã trải qua thời tiết tháng 4 nóng bất thường hơn hẳn mọi năm.

Đặc biệt, Đông Nam Á là một trong những nơi dễ bị tổn thương và chịu tác động lớn nhất từ biến đổi khí hậu. Ngay đầu hè 2024, mức nhiệt đã tăng cao, kéo theo nắng nóng, hạn hán ở nhiều quốc gia trong khu vực. Các nhà khoa học cảnh báo làn sóng nhiệt (hiện tượng thời tiết nắng nóng kéo dài) này có thể kéo dài trong năm nay.

Nhà khí hậu học Maximiliano Herrera lưu ý Đông Nam Á đang ghi nhận mức nhiệt tăng cao chưa từng thấy, khoảng cách giữa các đợt nắng hạn cũng đang rút ngắn hơn so với trước đây.

Mặc dù nhiệt độ trung bình ở Đông Nam Á vẫn tăng lên theo mỗi thập kỷ kể từ năm 1960, các chuyên gia đánh giá điểm đáng lo ngại nhất của làn sóng nhiệt này là thời gian kéo dài và chưa xác định được thời điểm hạ nhiệt.

Một số tỉnh miền Bắc và miền Trung Thái Lan đã khởi đầu tháng 4 bằng nhiệt độ lên tới 42 độ C.

Một số tỉnh miền Bắc và miền Trung Thái Lan đã khởi đầu tháng 4 bằng nhiệt độ lên tới 42 độ C. Trong khi đó, nhà chức trách Malaysia cũng đang triển khai các biện pháp khẩn cấp để đối phó đợt nắng nóng ngày càng tồi tệ sau khi nhiệt độ nhiều khu vực lên tới gần 40 độ C, đe dọa sức khỏe người dân và năng suất cây trồng. Cục Khí tượng Malaysia dự báo thời tiết khô nóng hiện nay sẽ kéo dài đến giữa tháng 4.

Các quan chức ngành giáo dục Philippines cho biết hàng trăm trường học ở nước này, trong đó nhiều trường ở Thủ đô Manila, đã phải tạm dừng các buổi học trực tiếp do chỉ số nhiệt ở mức cao nguy hiểm.

Hạn hán nghiêm trọng tại Nam Mỹ

Các nhà khoa học cho biết vào năm 2023, hạn hán đã xảy ra ở tất cả 9 quốc gia có rừng nhiệt đới Amazon, trong đó có Brazil, Colombia, Venezuela và Peru. Tình trạng này càng trở nên tồi tệ hơn vào năm 2024. Hạn hán đã làm giảm mực nước sông ở nhiều nơi trong khu vực xuống mức thấp kỷ lục, gây mất mùa và làm trầm trọng thêm các vụ cháy rừng.

Hạn hán đã làm giảm mực nước sông ở nhiều nơi trong khu vực xuống mức thấp kỷ lục, gây mất mùa và làm trầm trọng thêm các vụ cháy rừng.

Theo Cơ quan Nghiên cứu vũ trụ Brazil, các vệ tinh đã ghi lại hơn 30.200 điểm cháy ở Venezuela từ tháng 1 đến tháng 3, mức cao nhất kể từ khi hồ sơ bắt đầu được ghi lại vào năm 1999, gồm các vụ cháy ở Amazon cũng như các khu rừng và đồng cỏ khác của đất nước.

Các nhà nghiên cứu cho biết các đám cháy do con người tạo ra nhằm dọn đất cho nông nghiệp đang lan rộng ngoài tầm kiểm soát, bởi nhiệt độ cao và lượng mưa thấp ở miền Bắc Nam Mỹ, cũng như việc thiếu kế hoạch phòng ngừa.

Trong khi mùa mưa đã mang lại không khí ôn hòa hơn trong những tháng gần đây ở phía Nam Amazon của Brazil, thì những vụ cháy rừng ở Venezuela có thể là một dấu hiệu đáng lo ngại về những gì sắp xảy ra khi mùa khô đến.

Trong khi mùa mưa đã giúp giảm áp lực cho khu vực phía Nam Amazon thuộc Brazil trong những tháng gần đây, thì các đám cháy ở Venezuela có thể là một dấu hiệu đáng lo ngại cho những gì sắp xảy ra khi mùa khô đến gần.

Bà Manoela Machado - Nhà nghiên cứu hỏa hoạn tại Đại học Oxford.

Theo dữ liệu của NASA, tính đến cuối tháng 3, ở khu vực Amazon thuộc phía Nam Venezuela, có 5.690 vụ cháy. Con số này chiếm hơn một nửa tổng số vụ cháy rừng trên toàn bộ khu vực Amazon ở 9 quốc gia.

Thời tiết nóng và khô hơn góp phần gây ra các đám cháy ở Venezuela và các đám cháy xuyên biên giới ở bang Roraima của Brazil, đe dọa các khu bảo tồn bản địa.

Tính đến cuối tháng 3, ở khu vực Amazon thuộc phía Nam Venezuela, có 5.690 vụ cháy.

Hiện tượng El Nino xảy ra tại Colombia vào cuối năm 2023 gây ra nhiệt độ cao và hạn hán, dẫn đến cháy rừng trên khắp đất nước và đẩy các hồ chứa xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Hiện ba hồ chứa tạo nên hệ thống nước Chingaza, nơi cung cấp 70% nhu cầu nước cho Thủ đô Bogota, chỉ hoạt động ở mức 16,9% công suất, mức thấp nhất trong 40 năm qua.

Hiện tượng El Nino xảy ra tại Colombia vào cuối năm 2023, gây ra nhiệt độ cao và hạn hán dẫn đến cháy rừng trên khắp đất nước và đẩy các hồ chứa xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.

Mực nước ở các hồ chứa đang ở mức thấp, thấp hơn so với những gì được mong đợi cho năm 2025, thậm chí còn thấp hơn cả mức dự báo của năm 2024. Điều này buộc chúng tôi phải triển khai và duy trì các biện pháp để giảm lượng nước tiêu thụ.

Ông Carlos Galan, Thị trưởng Bogota, Colombia.

Thủ đô Bogota của Colombia sẽ bắt đầu phân phối nước trong tuần này để giảm bớt hạn hán do hiện tượng thời tiết El Nino gây ra. Thị trưởng Bogota Carlos Galan cho biết các hạn chế cũng sẽ được áp dụng cho 11 thành phố trực thuộc trung ương gần thủ đô. Điều này ảnh hưởng đến ít nhất 9 triệu người.

Dự báo bão dồn dập trong mùa bão 2024

Theo những dự báo mới nhất, mùa bão 2024 sẽ đến sớm với những cơn bão tăng cấp nhanh chóng. Dự báo vừa công bố mới đây cho thấy mùa bão Đại Tây Dương 2024 rất đáng lo ngại, với số cơn bão dự kiến đạt 170% so với mức trung bình các năm. Các nhà khí tượng học của Đại học bang Colorado, Mỹ dự báo, mùa bão 2024 ở Đại Tây Dương có số lượng kỷ lục là 23 cơn bão được đặt tên, trong đó có 11 cơn bão lớn và 5 siêu bão.

Mùa bão Đại Tây Dương 2024 rất đáng lo ngại, với số cơn bão dự kiến đạt 170% so với mức trung bình các năm.

Các nhà nghiên cứu bão của Đại học bang Colorado đang dự đoán một mùa bão Đại Tây Dương cực kỳ dữ dội trong dự báo ban đầu của năm 2024.

Theo dự báo bão sớm của tổ chức dự báo uy tín này, mùa bão Đại Tây Dương 2024 có 23 cơn bão được đặt tên. Trong một mùa bão thông thường suốt 30 năm qua, trung bình có 14 cơn bão được đặt tên. Trong số 23 cơn bão dự kiến xảy ra dồn dập trong mùa bão năm nay, có 5 cơn bão mạnh từ bão cấp 3 trở lên.

Điều thực sự nổi bật trong năm nay, cũng là một thách thức với việc dự báo, là nhiệt độ mặt nước Đại Tây Dương đang nóng kỷ lục. Nước biển nóng là nguồn nhiên liệu dồi dào cho các cơn bão hình thành.

Chuyên gia Alex Desrosiers của Đại học bang Colorado.

Một phần mối lo ngại về mùa bão 2024 cũng đến từ việc El Nino kết thúc để chuyển sang La Nina. Năm ngoái, El Nino đã tạo ra một bầu không khí tiêu cực cho các cơn bão ở Đại Tây Dương. Khi El Nino rời đi, để lại một đại dương nóng hơn "sẵn sàng hỗ trợ hoạt động của bão".

Một phần mối lo ngại về mùa bão 2024 cũng đến từ việc El Nino kết thúc để chuyển sang La Nina.

Mô hình thời tiết La Nina thường mang theo những cơn gió yếu hơn và có ít gió đứt hơn để làm gián đoạn các cơn bão.

Chuyên gia về bão của Đại học bang Colorado - Tiến sĩ Phil Klotzbach chỉ ra, mùa bão năm 2024 đang có những điểm tương đồng với các năm 1878, 1926, 1998, 2010 và 2020, đều là những mùa bão dữ dội.

Do đó, các nhà dự báo bão của Đại học bang Colorado rất tin tưởng vào dự đoán mùa bão năm nay ở mức tăng 170% so với mùa bão trung bình.

Nhiệt độ nóng kỷ lục và điều kiện khí quyển cho thấy có khả năng sẽ có một mùa bão hoạt động mạnh.

Dù còn khá sớm, nhưng chuyên gia Phillips chỉ ra, nhiệt độ nóng kỷ lục và điều kiện khí quyển cho thấy có khả năng sẽ có một mùa bão hoạt động mạnh, nhưng vẫn còn khó để biết mùa bão năm nay sẽ dữ dội đến mức nào.

Trong bối cảnh đó, sự tăng cường khả năng chống chịu phục hồi và thích ứng với biến đổi khí hậu đã trở thành một mối quan tâm lớn của các nước trên thế giới. Các nhà khoa học đã sử dụng trí tuệ nhân tạo để hạn chế các tác động của biến đổi khí hậu. Với những ưu thế công nghệ của mình, AI có thể hỗ trợ cuộc chiến chống biến đổi khí hậu của con người hiện nay theo nhiều cách khác nhau như dự đoán và xác định các tảng băng trôi đang tan chảy, lập bản đồ nạn phá rừng, tái chế rác thải hiệu quả hơn, làm sạch đại dương, cải thiện khả năng dự báo thời tiết, hỗ trợ ngành công nghiệp khử carbon.

Sử dụng công nghệ AI để đo lường sự thay đổi của tảng băng trôi có tốc độ nhanh hơn 10.000 lần so với khả năng của con người. Nhờ đó, các nhà khoa học sẽ nắm bắt chính xác hơn lượng nước tan chảy vào đại dương. Quá trình này đang gia tăng do biến đổi khí hậu làm bầu khí quyển ấm lên. Các nhà khoa học tại Đại học Leeds, Vương quốc Anh, cho biết AI có thể lập bản đồ các tảng băng lớn ở Nam Cực bằng hình ảnh vệ tinh chỉ trong một phần trăm giây, theo báo cáo của Cơ quan Vũ trụ châu Âu. Đối với con người, công việc này tốn nhiều thời gian và khó có thể xác định được tảng băng trôi giữa mây trắng và băng biển.

Sử dụng công nghệ AI để đo lường sự thay đổi của tảng băng trôi có tốc độ nhanh hơn 10.000 lần so với khả năng của con người.

Tuy nhiên, sử dụng AI đòi hỏi phải có hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ, trung tâm dữ liệu chứa đầy các dãy máy tính tiêu tốn năng lượng. Những kỹ sư phần mềm được khuyến cáo phải hợp tác chặt chẽ với các nhà khoa học về khí hậu để bảo đảm sự cân bằng, hài hòa trong vấn đề này. Các chuyên gia công nghệ khuyến cáo AI phải được tạo ra với giá cả phải chăng và dễ tiếp cận đối với các quốc gia có thu nhập thấp, đặc biệt là những nơi đang bị ảnh hưởng lớn từ biến đổi khí hậu.

Cảnh báo đỏ mới nhất của Tổ chức Khí tượng thế giới cho thấy tình trạng khí hậu thế giới như một quả bom hẹn giờ và thế giới cần phải có một bước đột phá trong hành động chống biến đổi khí hậu. Như Chủ tịch Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu, khi công bố một báo cáo về khí hậu mới đây, khẳng định: “những thay đổi mang tính chuyển đổi có nhiều khả năng thành công hơn khi có niềm tin, nơi mọi người làm việc cùng nhau để ưu tiên giảm rủi ro, đồng thời chia sẻ lợi ích và gánh nặng một cách công bằng. Đó chính là chìa khóa để phát triển thích ứng với biến đổi khí hậu, mở ra tương lai đáng sống và bền vững cho tất cả mọi người”.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã chính thức bước sang ngày thứ 1.000 vào hôm nay, 19/11/2024. Ukraine đang đối mặt với một mùa đông nữa, khi các cơ sở năng lượng bị phá hủy nghiêm trọng, lượng dự trữ đạn dược ngày càng cạn kiệt.

Xung đột Nga - Ukraine bước vào một bước ngoặt mới khi Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đã cho phép Kiev dùng vũ khí viện trợ tầm xa để tấn công sâu vào Nga.

Năm 2024, thế giới đang chứng kiến sự gia tăng đáng lo ngại về ô nhiễm bầu khí quyển, lượng khí CO2 trong bầu khí quyển tăng cao kỷ lục, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân và các giải pháp khắc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường không khí có một ý nghĩa rất quan trọng.

Tuần lễ cấp cao APEC 2024 quy tụ khoảng 20.000 đại biểu đến từ 21 nền kinh tế thành viên trên khắp châu Á, Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Với chủ đề năm APEC 2024 là “Trao quyền, Bao trùm, Tăng trưởng”, nước chủ nhà Peru kỳ vọng thông qua các Hội nghị lần này thúc đẩy sự thịnh vượng lớn hơn trong khu vực.

Việc ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ được dư luận quốc tế nhìn nhận như một thách thức mới cho quan hệ Mỹ - Trung, vốn đã trải qua nhiều sóng gió trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump.

Trong bối cảnh các thảm họa thiên nhiên gia tăng nhanh chóng và lượng khí nhà kính đang ở mức cao nhất mọi thời đại, Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu lần thứ 29 của Liên hợp quốc (COP29) được kỳ vọng sẽ thúc đẩy các hành động bảo vệ môi trường mạnh mẽ hơn trên toàn cầu.