‘Đêm Trúc Bạch’ gợi lại những câu chuyện xưa
Nhiều gia đình, nhóm bạn bè đã tranh thủ thời gian cuối tuần rủ nhau tới trải nghiệm không gian sáng tạo tại đây. Theo chân phụ huynh, nhiều bạn nhỏ không khỏi tò mò về những hiện vật, không gian quá khứ được phục dựng.
Vừa chụp hình lưu niệm, các gia đình vừa ôn lại những kỷ niệm khó quên về thời bao cấp. Nhiều bạn trẻ không khỏi "mắt chữ O mồm chữ A" khi nghe ông bà, bố mẹ thuật lại nhịp sống đời thường thời ấu thơ.
Chị Trần Minh Phương - sinh viên Trường Đại học Ngoại thương, chia sẻ: “Khi bước chân vào không gian này em như được ngược dòng thời gian về thời của bố mẹ, ông bà của mình. Ngoài ra, em cũng được biết thêm về văn hoá của Việt Nam".
Không chỉ là sự hoài niệm của người Hà Nội đối với quá khứ đã qua, nhiều du khách nước ngoài không khỏi choáng ngợp trước dòng chảy ký ức tại đảo Ngọc - Ngũ Xá. Hòa mình vào dòng người nô nức về "xem hội", ông Sinikka và bà Mikko đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau đến bất ngờ.
Ông Sinikka Korpela - du khách Phần Lan hào hứng: “Tôi tìm đến hồ Trúc Bạch vì nghe nói có tuyến phố ẩm thực khá hấp dẫn tại đây. Không ngờ Louise và tôi lại may mắn đến đúng dịp khai mạc một tour du lịch mới. Đây là một trải nghiệm hiếm có, chúng tôi được ngắm nhìn một phần quá khứ của Việt Nam, một màu sắc và cảm xúc rất mới lạ, dễ khiến chúng ta cảm thấy xúc động. Tôi cảm thấy thế hệ đi trước của các bạn là một lớp người kiên cường, thích nghi với mọi hoàn cảnh để tiếp tục sống. Họ tuy khó khăn nhưng vẫn yêu đời, đầy niềm tin và khát khao”.
Thông qua những trải nghiệm đặc sắc tại tour du lịch "Đêm Trúc Bạch", một góc Hà thành của những năm 1980 - 1990 hiện về giản dị nhưng không kém phần nhộn nhịp, đông vui, với hình ảnh gian hàng mậu dịch, những quán giải khát, bỏng ngô đậm chất hoài niệm.
Đặc biệt, điểm nhấn không thể bỏ qua chính là show thực cảnh tái hiện đám cưới thời bao cấp, nơi khán giả được hòa mình vào không gian mộc mạc nhưng đầy cảm xúc của một nghi lễ truyền thống, với cô dâu, chú rể trong trang phục áo dài xưa, xe đạp thồ kết hoa, mâm cỗ giản đơn mà ấm cúng. Show diễn không chỉ khơi gợi ký ức về một thời kỳ khó khăn giàu tình người, mà còn đem đến những giây phút trải nghiệm ý nghĩa, giúp mỗi người cảm nhận sâu sắc hơn về nét đẹp văn hóa và lối sống của người Hà Nội xưa.


Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.
Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Tái hiện lại lịch sử qua những câu chuyện và những tác phẩm nghệ thuật đang được nhiều di tích của Hà Nội thực hiện khá thành công, tạo được dấu ấn trong lòng du khách.
Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.
0