Cầu an, dâng sao - hiểu sao cho đúng?
Con người có nhu cầu cầu an, tránh tai ương và tin rằng, bản mệnh mỗi năm của một cá nhân sẽ bị chi phối bởi các ngôi sao tốt hoặc xấu, còn gọi là “cửu diệu tinh”.
Với tâm lý “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, nghi thức đi lễ đầu năm và cúng sao giải hạn đã đi sâu vào đời sống tín ngưỡng của người Việt qua nhiều thế hệ. Ai ai cũng mong đầu năm mới được tìm đến chốn tâm linh để hòa mình vào tín ngưỡng, được Đức Phật, Đức Thánh chứng giám, cầu ước nhiều điều.
Ông Nguyễn Công Toàn (phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân) chia sẻ: “Không phải cứ lập đàn to hay mua sắm lễ lạt lớn thì mới cầu được bình an, tiền tài. Như vậy là không đúng".
Thực chất, không có một Phật, hay Thánh, Mẫu nào, hay một tôn giáo chính thống nào, lại răn dạy con người phải sắm sửa lễ lạt đầy ắp, tốn nhiều tiền của, đọc nhiều loại sớ, dâng cúng nhiều vật phẩm giá trị.
Không có một đạo nào chứng minh được việc cúng bái, bày đặt tốn kém lại có thể đổi vận, chữa khỏi bệnh, hay sẽ thăng quan tiến chức, kiếm được nhiều tiền. Tất cả những điều đó chỉ là con người “phú quý sinh lễ nghĩa” tự nghĩ ra mà thôi.
Đại đức Thích Đạo Tâm – Phó trụ trì chùa Thần Quang, Chánh Văn phòng ban Trị sự Phật giáo quận Ba Đình – cho hay: “Thực ra, giáo lý của Đức Phật là không có cái gì cầu mà được cả, mà phải tự thân mình tu tập. Thế nên khi mọi người dự khoá lễ, các thầy cũng nhân tiện giảng giải cho mọi người rằng, chúng ta đến chùa là để tâm an yên. Nếu vị Phật hay vị Thánh nào mà phải đợi cái lễ to mới phù hộ cho dân thì đấy không phải Phật, Thánh. Bởi vì chúng sinh phải bình đẳng như nhau".
Nghi lễ cúng sao giải hạn không phải là nghi thức chính thống của Phật giáo. Việc cầu an, tụng kinh, cùng nhau làm việc thiện là con đường chân chính để "giải hạn". Do đó, Phật giáo không phủ nhận nhu cầu tâm linh của con người nhưng nhấn mạnh rằng, nếu thiếu nền tảng của trí tuệ và chính kiến, việc cúng sao giải hạn sẽ rơi vào mê tín.


Lễ hội bơi làng Đăm đã trở lại sau 7 năm gián đoạn, mang đến không khí sôi động trên dòng sông truyền thống của phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm.
Hội thảo khoa học, triển lãm “Trang phục và Cổ phục thời Đinh” và giới thiệu dự án phim “Hộ Linh Tráng Sĩ – Bí ẩn mộ vua Đinh” đã được Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức vào ngày 7/4.
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với gia đình họa sĩ sẽ tổ chức triển lãm: “Hành trình Huỳnh Phương Đông” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất Đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Kỷ niệm 100 năm ngày sinh chiến sĩ - họa sĩ Huỳnh Phương Đông (22/4/1925 – 22/4/2025).
Về với đất Tổ thắp nén tâm nhang tưởng nhớ các Vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước là tâm nguyện của nhiều người Việt Nam và cả kiều bào đang sinh sống, làm việc, học tập ở khắp nơi trên thế giới.
Cờ người là một trong số những trò chơi dân gian đặc sắc diễn ra trong các dịp lễ hội của Việt Nam, không đơn thuần là bộ môn thể thao giải trí mà còn là môn thể thao trí tuệ mang đậm bản sắc dân tộc.
Những ngày này, hàng triệu trái tim của những người con đất Việt từ mọi miền Tổ quốc đều hướng về đất Tổ, tự hào về nguồn cội con Lạc, cháu Hồng, bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước.
0