Tết Đoan Ngọ xưa và nay

(HanoiTV) - Tết Đoan Ngọ (mùng 5.5 âm lịch) còn được gọi là Tết nửa năm, tết diệt sâu bọ. Nhiều gia đình thường chuẩn bị mâm cúng có cơm rượu, quả vải, quả mận… hay đi tắm biển đúng giờ Ngọ. Tết Đoan Ngọ 2022 rơi vào ngày 3.6.

Theo chuyên gia phong thuỷ Song Hà, Đoan Ngọ nghĩa là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa). Tết Đoan Ngọ thực chất là một phong tục lễ Tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.

Tết Đoan Ngọ xuất phát từ điển tích trong dân gian. Điển tích này có nhiều dị bản khác nhau. Theo đó, một năm nông dân đang ăn mừng vì được mùa thì sâu bọ kéo đến, ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch.

Dân làng đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ cách cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng đơn giản gồm có bánh gio, trái cây.

Nhân dân làm theo, chỉ một lúc sau đó, sâu bọ bay đi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn sẽ trị được chúng. Dân chúng biết ơn định cảm tạ nhưng ông lão đã đi đâu mất.

Để tưởng nhớ sự việc trên, dân chúng đặt cho ngày này là ngày 'Tết diệt sâu bọ', có người gọi là 'Tết Đoan Ngọ', vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Bánh tro - Món ăn phổ biến trong Tết Đoan Ngọ

Từ đó, dân gian thường cúng ngày Tết Đoan Ngọ bằng một số món ăn và hoa quả phổ biến theo mùa như: rượu nếp, nếp cẩm, bánh tro, mận, vải,..

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với gia đình họa sĩ sẽ tổ chức triển lãm: “Hành trình Huỳnh Phương Đông” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất Đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Kỷ niệm 100 năm ngày sinh chiến sĩ - họa sĩ Huỳnh Phương Đông (22/4/1925 – 22/4/2025).

Về với đất Tổ thắp nén tâm nhang tưởng nhớ các Vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước là tâm nguyện của nhiều người Việt Nam và cả kiều bào đang sinh sống, làm việc, học tập ở khắp nơi trên thế giới.

Cờ người là một trong số những trò chơi dân gian đặc sắc diễn ra trong các dịp lễ hội của Việt Nam, không đơn thuần là bộ môn thể thao giải trí mà còn là môn thể thao trí tuệ mang đậm bản sắc dân tộc.

Những ngày này, hàng triệu trái tim của những người con đất Việt từ mọi miền Tổ quốc đều hướng về đất Tổ, tự hào về nguồn cội con Lạc, cháu Hồng, bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước.

UBND phường Hàng Gai và nhân dân phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội đã tổ chức lễ dâng hương nhằm tưởng nhớ những công ơn to lớn của Nguyên phi Ỷ Lan.

Được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2012, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ngày càng có sức lan tỏa, trường tồn cùng sự phát triển của dân tộc.