Diễu hành cổ phục Việt trên đường phố Hà Nội
Diễu hành cổ phục không chỉ là hoạt động khuyến khích mọi người hướng về các giá trị truyền thống Việt mà còn là cách quảng bá văn hoá đến cộng đồng và bạn bè quốc tế.
Đúng như tên gọi, “Bách hoa bộ hành” rực rỡ với hàng trăm bộ trang phục từ các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn được trình diễn trên các tuyến phố, tạo nên bức tranh đầy sắc màu của văn hóa Việt.
Những người thực hiện “Bách hoa bộ hành” hy vọng bảo tồn và phát huy giá trị của cổ phục Việt – một biểu tượng của sự tinh tế, sáng tạo và tài hoa trong nghệ thuật thủ công của dân tộc.
Bạn Vũ Đức, trưởng nhóm tác giả dự án “Bách hoa bộ hành” chia sẻ: “Đây là một chuyên đề đặc biệt của Bách hoa bộ hành. Những người trong nhóm tác giả đều thấy việc quảng bá Việt phục ít nhất tại Hà Nội đang được nhiều bạn trẻ quan tâm, rất là đặc biệt. Trong giai đoạn nửa năm trở lại đây thì sự quan tâm về ngày hội diễu hành Việt phục Bách hoa bộ hành rất là bùng nổ".
Sau thành công vào các năm 2022 - 2024, đặc biệt là năm 2024, khi sự kiện lần đầu tiên quy tụ số lượng người tham gia diễu hành cổ phục lớn nhất từ trước đến nay trên các con phố trung tâm của Thủ đô Hà Nội, năm nay, hơn 400 người mặc cổ phục đã đi qua 16 tuyến phố và điểm đến.
Xuất phát từ Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ Hà Nội (50 Đào Duy Từ) và kết thúc tại Đình Kim Ngân (42 Hàng Bạc), đoàn đi qua các di tích/ danh thắng trong khu vực phố cổ và hồ Hoàn Kiếm, cùng với các đoàn múa nghê, múa sênh tiền, múa bồng, hát xoan...
Lê Thị Lan Anh - Top 5 Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2023, cho hay: “Em cảm thấy rất vui và tự hào khi ngày hôm nay được là một người mẫu trong đoàn Bách hoa bộ hành Tết 2025 và được diện trên mình bộ trang phục dao lĩnh của thời nhà Lê".
Với sự chuẩn bị công phu, “Bách hoa bộ hành 2025” đã được người dân Hà Nội và du khách nhiệt tình hưởng ứng. Đưa những bộ trang phục cổ ra khỏi bảo tàng, đến với công chúng thông qua nhiều con đường khác nhau (trên sân khấu, vào các MV, phim điện ảnh, các bộ ảnh chụp của giới trẻ), là cách thúc đẩy người trẻ tìm hiểu truyền thống và lịch sử nước nhà.


Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng Năm dâng Người” được tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) sẽ diễn ra vào tối 14/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Nghề gia truyền hiện nay vẫn tồn tại và phát triển tại một số gia đình ở khu phố cổ Hà Nội. Họ không chỉ giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, mà còn giữ lại nét văn hóa của người Hà Nội.
"Dù đi ngàn dặm xa xôi, ai rồi cũng phải trở về với chính mình. Không có con đường nào đưa đến an lạc ngoài con đường quay về nội tâm" - những lời Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú như ánh sáng lan tỏa và càng trở nên sâu sắc hơn trong cuốn sách "Đường Về", do thiền sư Ajahn Chah biên soạn qua ngòi bút của dịch giả Thiên Lương.
Các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các tỉnh, thành phố thời gian qua thường xuyên được tổ chức, qua đó tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp nhất của các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc.
UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội năm 2025 nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng.
Sau thành công của triển lãm đầu tiên "Mơ xuân" năm 2022, nữ nghệ sĩ điêu khắc Lưu Thanh Lan đã tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ hai mang tên “Không gian phồn thực”.
0